Facebook Twitter youtube Tiktok

Tương lai người Kurd ở Syria: Câu hỏi còn bỏ ngỏ

Thế giới
Giành lại thành trì cuối cùng của IS ở Syria nhưng chiến thắng chưa phải là kết thúc với người Kurd mà cuộc chiến thực sự của họ có thể chỉ mới bắt đầu.
aa

Chiến thắng chưa phải là kết thúc

Đầu tháng 2/2018, những ngả đường lớn ở Hajin ngổn ngang và bừa bộn. Những công trình kiến trúc bị phá hủy, trẻ em chơi đùa trên những đống đổ nát được bao quanh là những mảnh vụn bom đạn vương vãi.

Thị trấn nhỏ trong thung lũng sông Euphrate ở đông nam Syria một thời gian dài là tiền đồn của lực lượng người Kurd cho tới gần đây thì trở thành chiến trường chống lại IS. Lực lượng người Kurd với sự hẫu thuẫn đạn dược và các chiến đấu cơ từ Mỹ và Pháp đã tiến hành cuộc chiến giành lại thành trì cuối cùng từ các tay súng còn sót lại của tổ chức khủng bố này.

tuong lai nguoi kurd o syria cau hoi con bo ngo
Cuộc chiến ở Syria đã kết thúc nhưng có thể cuộc chiến của lực lượng người Kurd tại quốc gia Trung Đông này chỉ mới bắt đầu. Ảnh: Getty

Lực lượng người Kurd từng tiến hành nhiều cuộc chiến chống IS ở Syria và góp phần khiến tổ chức khủng bố từng kiểm soát phần lớn lãnh thổ ở Syria và Iraq này chỉ còn lại một vùng đất nhỏ ở Syria và tới nay thì không còn gì cả.

Những cư dân người Kurd đã bắt đầu trở về từ các khu trại tạm bợ nhưng họ đều cảm nhận sâu sắc một điều rằng chiến thắng còn lâu mới được đảm bảo và hòa bình có lẽ vẫn là một giấc mơ xa vời. IS vẫn chưa hoàn toàn sụp đổ mà chúng chỉ thay đổi cách hành động. Thay vì chiếm giữ các vùng đất để lập căn cứ quân sự, chúng trở thành lực lượng nổi dậy phi nhà nước, tiến hành các cuộc tấn công liều chết, cài bom trên các ngả đường và chiêu mộ binh lính.

Cuộc chiến ở Syria đã "ngã ngũ" nhưng người Kurd lại phải đối mặt với một nỗi lo ngại mới: Mỹ rút khỏi Syria. Tuyên bố IS đã bị đánh bại, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hồi tháng 12/2018 rằng 2000 lính Mỹ ở Syria, lực lượng từng huấn luyện, đào tạo và hỗ trợ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo, sẽ rút về nước.

Sự hợp tác với Mỹ không chỉ củng cố chiến thắng quân sự cho người Kurd mà còn giúp họ tạo được những ảnh hưởng chính trị chưa từng có trước đây. SDF kiểm soát 1/4 lãnh thổ Syria vào thời kỳ nội chiến đẫm máu ở quốc gia Trung Đông này. Ngoài ra, khu vực lực lượng người Kurd kiểm soát cũng có những thuận lợi về nông nghiệp và các nguồn năng lượng.

Các nhà lãnh đạo người Kurd hy vọng họ có thể tiếp tục tình thế này với sự ủng hộ của Mỹ để thành lập một nhà nước tự trị kiểu mới ở Syria. Tuy nhiên, đến nay, thông báo Mỹ rút quân đã khiến giấc mơ này nhanh chóng "tan thành mây khói".

Đe dọa bủa vây “tứ phía”

Người Kurd phải đối diện với những mối đe dọa hiện hữu từ tất cả các bên. Thổ Nhĩ Kỳ coi lực lượng người Kurd ở Syria - SDF là một nhánh của Các đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), vốn bị Ankara liệt vào danh sách những kẻ khủng bố. Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng tiến hành một cuộc tấn công trong 2 tháng vào thành phố Afrin để ngăn cản lực lượng người Kurd giành quyền kiểm soát khu vực tây bắc Syria, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Tổng thống Bashar al-Assad cũng quyết tâm lấy lại lãnh thổ từ lực lượng này để thống nhất Syria. Nhìn chung, chỉ có sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Syria mới có thể là "tấm lá chắn" cho lực lượng người Kurd.

Hiện tại, lực lượng người Kurd chỉ nhìn thấy một con đường của họ: Hoặc Mỹ sẽ ở lại và ổn định tình hình khu vực này, hoặc Mỹ sẽ rời đi và khiến lực lượng người Kurd trở thành mục tiêu của những phe phái khác. "Không có lựa chọn thứ 3. Cuộc chiến ở Syria giống như Thế chiến thứ 3 vậy", Osama - một người dân địa phương chia sẻ.

Chính trị rối loạn vốn không phải là vấn đề mới với những người Kurd. Đế chế Ottoman từng chẳng để ý gì đến nhóm người thiểu số này cho tới khi dầu được phát hiện ở khu vực mà ngày nay nằm ở phía bắc Iraq và ngay đúng vùng Rojava ở phía đông Syria. Sau Thế chiến thứ nhất, người Anh đã kiểm soát vùng đất này và sự phân chia lãnh thổ "cẩu thả" của Anh đã gây ra tình thế tranh chấp hiện nay tại khu vực này.

Căng thẳng thực sự được đẩy lên cao ở Thổ Nhĩ Kỳ khi từ những năm 1980, Đảng Lao động người Kurd (PKK) nổi dậy đòi tự trị. Giống như Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và EU đều goi PKK là một tổ chức khủng bố.

Tuy nhiên, khi Mùa xuân Arab xảy ra và Syria chìm vào nội chiến, vấn đề này bắt đầu mờ nhạt dần. Các bên đều có một kẻ thù chung, đó là IS - Tổ chức khủng bố kiểm soát phần lớn lãnh thổ Iraq và Syria vào thời điểm đó. Lực lượng YPG dẫn đầu cuộc chiến chống IS trong khu vực vào năm 2014, trong khi Mỹ chấp nhận các kế hoạch trang bị và ủng hộ các chiến lược không kích của lực lượng này.

Tuy nhiên, sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Syria không hoàn toàn "danh chính ngôn thuận" bởi lực lượng của Wasshington không phải được Liên Hợp Quốc cử đến cũng như chưa bao giờ được Quốc hội Mỹ chấp thuận. Dù vậy, Mỹ vẫn xây dựng các căn cử ở phía bắc lãnh thổ người Kurd kiểm soát.

Tình thế của Mỹ ở Syria hiện nay có thể nói là "đi thì cũng dở mà ở thì không xong". Tuy nhiên, ở lại Syria không chỉ là quân đội Mỹ mà còn là cam kết của Mỹ với những khoản tiền hàng tỉ USD "đổ" vào một cuộc xung đột với kết quả mịt mờ. Ở Afghanistan, quân đội Mỹ từng duy trì sự hiện diện trong 20 năm với sứ mệnh gìn giữ hòa bình nhưng cho tới gần đây, tình hình ở đây mới có những tiến triển cho các cuộc đàm phán hòa bình hứa hẹn. Hơn nữa, việc Mỹ hiện diện quân sự ở Syria nhưng lại không nhận được sự ủng hộ của chính phủ nước này có thể là một bất lợi lớn cho Washington.

Tất cả những điều đó có thể là lý do để Tổng thống Trump đưa ra quyết định cuối cùng khi tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Syria. Thông báo này của Tổng thống Mỹ không chỉ khiến lực lượng người Kurd bất ngờ mà còn khiến chính các quan chức trong chính quyền Nhà Trắng ngỡ ngàng. Sự phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế đã khiến ông Trump cân nhắc lại quyết định này khi tuyên bố hồi tháng 2/2019 rằng Mỹ sẽ duy trì 400 binh lính ở Syria với vai trò gìn giữ hòa bình, một nửa trong số này sẽ kiềm chế ảnh hưởng của Iran và nửa còn lại sẽ hỗ trợ lực lượng người Kurd đảm bảo một "khu vực an toàn" ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu hỏi tương lai

Một số chuyên gia coi việc Mỹ tiếp tục hiện diện ở Syria có vai trò quan trọng với cả lực lượng liên minh do người Kurd lãnh đạo và với cả chiến lược chống khủng bố của Mỹ.

"Nếu Mỹ biến mất ngay ngày mai, SDF sẽ sụp đổ. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tấn công lực lượng người Kurd. Đó là điều đầu tiên sẽ xảy ra", Max Markusen - giám đốc Dự án Các đe dọa xuyên quốc gia tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington nhận định.

Ngoài ra, Hayat Tahrir al-Sham - một nhánh của tổ chức khủng bố Al-Qaeda đang phát triển và kiểm soát 5% lãnh thổ tây bắc Syria cũng là mầm mống đe dọa cho xung đột trong tương lai. Mùa thu năm 2018, Jennifer Cafarella - giám đốc nghiên cứu và phân tích về Syria tại Viên Nghiên cứu Chiến tranh nhận định: "Tình hình ở Syria đang nuôi dưỡng cho những kẻ khủng bố như Al-Qaeda. Syria sẽ là Afghanistan tiếp theo".

Khamis Mohammed - chủ một cửa hàng ở Manbij cũng ủng hộ sự hiện diện của Mỹ: “Chừng nào mà Mỹ còn ở đây thì Thỗ Nhĩ Kỳ sẽ không thể làm gì".

Hiện nay, người Kurd dường như đang nỗ lực thử mọi lựa chọn mà họ có thể.

Tháng 12/2018, các đại diện người Kurd đã tìm kiếm sự ủng hộ của Tổng thống Assad với hy vọng về một lãnh thổ tự trị. Họ cũng tìm kiếm giải pháp từ phía Washington trong những tuần gần đây qua các cuộc tham vấn và thảo luận.

Cuộc chiến ở Syria đã kết thúc nhưng có thể cuộc chiến của lực lượng người Kurd tại quốc gia Trung Đông này chỉ mới bắt đầu. Và tương lai của họ vẫn là câu hỏi mà ngay chính họ cũng chưa thể trả lời./.

Theo Kiều Anh/VOV

Tin mới hơn

Vũ khí Mỹ cung cấp cho phe đối lập ôn hòa Syria rơi vào tay IS

Tin 24h ngày 16/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/6, chiều tối và đêm ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Vũ khí Mỹ cung cấp cho phe đối lập ôn hòa Syria rơi vào tay IS

Tin 24h 15/6/2024

Trong các ngày 12 và 14-6, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 42 do Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì.
Vũ khí Mỹ cung cấp cho phe đối lập ôn hòa Syria rơi vào tay IS

Tin 24h 14/6/2024

Trong khi ở Bắc Bộ chuẩn bị đón mưa lớn thì từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt.
Vũ khí Mỹ cung cấp cho phe đối lập ôn hòa Syria rơi vào tay IS

Tin 24h ngày 13/6/2024

Giá xăng tăng trở lại, mặt hàng RON95-III lên ngưỡng 22.235 đồng mỗi lít: Từ 15 giờ ngày 13/6, giá xăng E5 RON92 tăng 169 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 258 đồng/lít; dầu diesel tăng 218 đồng/lít; dầu hỏa tăng 302 đồng/lít, song mặt hàng dầu mazut giảm 396 đồng/kg.
Vũ khí Mỹ cung cấp cho phe đối lập ôn hòa Syria rơi vào tay IS

Tin 24h 11/6/2024

Trận mưa lũ lớn nhất trong suốt 30 năm qua tại Hà Giang đã làm 3 người chết, trên 1.000 ngôi nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại hơn 24 tỷ đồng do mưa lũ, nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng, sạt lở nặng nề.... Mưa lũ đi qua, để lại những tình cảm quân dân thắm thiết, nhân dân đoàn kết một lòng sẻ chia khó khăn cùng nhau vượt gian khó.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 9/6/2024

Tin 24h ngày 9/6/2024

Sau phiên lao dốc cuối tuần qua và khả năng Fed sẽ không hạ lãi suất tuần sau, chuyên gia Phố Wall dự báo vàng sẽ tiếp tục giảm giá.
Tin 24h 5/6/2024

Tin 24h 5/6/2024

Ngày 5/6, do ảnh hưởng của vùng mây đối lưu, trên địa bàn thành phố Hà Nội có mưa to cục bộ tại quận Hà Đông (72mm), quận Nam Từ Liêm (68mm), huyện Thường Tín (41,3mm), huyện Thanh Oai (33,6mm). Thời gian mưa tập trung từ 4 giờ 50 phút đến 6 giờ 10 phút. Do mưa lớn, nước mưa không tiêu thoát kịp nên đã gây ngập úng tại một số khu vực, điển hình như ở Tổ dân phố số 1+4 phường Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội)...
Tin 24h 3/6/2024

Tin 24h 3/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/6, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%. Từ ngày 4/6, nắng nóng giảm dần trên khu vực Bắc Bộ.
Điểm sự kiện từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024

Điểm sự kiện từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024

Từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 2/6/2024

Tin 24h ngày 2/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 2/6, nhiều nơi thuộc khu vực Bắc Bộ chiều tối có mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trung Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc