Facebook Twitter youtube Tiktok

Toan tính của Nga đằng sau những giao tranh liên tiếp ở Syria

Thế giới
Các hành động của Nga ở Syria cho thấy nước này đang có những toan tính riêng để đảm bảo những lợi ích chiến lược của mình.
aa

Toan tính của Nga với Iran ở Syria

Idlib là thành trì cuối cùng của phe nổi dậy và là khu vực quan trọng để Tổng thống Assad hoàn thành việc kiểm soát hoàn toàn đất nước. Chiến dịch quân sự lớn ở Idlib được lên kế hoạch cách đây 1 năm vẫn chưa thực sự bắt đầu. Trong những ngày qua, lực lượng chính phủ Syria với sự hậu thuẫn của Nga tăng cường tiến hành các cuộc tấn công nhưng chúng chỉ là "màn dạo đầu" nhằm gây sức ép với những kẻ nổi dậy và Thổ Nhĩ Kỳ bởi nếu cuộc tấn công thực sự diễn ra, Ankara sẽ phải đối mặt với cuộc di cư khổng lồ từ Syria.

toan tinh cua nga dang sau nhung giao tranh lien tiep o syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Syria Bashar Assad. Ảnh: AP

Chiến dịch ở Idlib được cho là để thực hiện kế hoạch của Nga: soạn thảo hiến pháp mới cho Syria, tổ chức bầu cử, ổn định chính phủ và tái thiết đất nước.

Nhưng Nga không có ý định chỉ đơn giản trao lại Syria cho Tổng thống Assad. Nga muốn dùng Syria để tăng cường hơn nữa ảnh hưởng ở Trung Đông bằng cách bắc cầu quan hệ với Saudi Arabia và Các tiểu Vương Quốc Arab thống nhất, tăng cường liên minh kinh tế với Ai Cập đồng thời hỗ trợ quân sự cho nước này cũng như loại bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU nhằm gia tăng vị thế Nga trên trường quốc tế.

Những mục tiêu này của Nga tuy nhiên lại không hề thống nhất với Iran. Iran coi Syria không chỉ là tiền đồn chiến lược bảo vệ ảnh hưởng của Iran ở Lebanon mà còn là tiền đồn khu vực để cân bằng ảnh hưởng với các tham vọng của Saudi Arabia. Tiền đồn này sẽ mở ra con đường cho Iran ở Địa Trung Hải và thúc đẩy liên minh với Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ. Đây được xem là một đe dọa chiến lược, không chỉ với Israel và Mỹ, mà còn với cả Nga.

Những cuộc đụng độ địa phương gần đây giữa các lực lượng do Iran ủng hộ và các nhóm dân quân do Nga tài trợ đã cho thấy Nga đang hành động để loại bỏ đe dọa từ phía Iran.

Tehran bị 2 "cú đánh" từ Nga. Một lần là khi Nga từ chối yêu cầu mua hệ thống tên lửa S-400 từ Iran dù 2 nước từng "sát cánh" với Tổng thống Assad trong một liên minh tiêu diệt phe nổi dậy. Lần thứ 2 là khi Nga "im hơi lặng tiếng" giữa lúc Israel tiến hành tấn công các mục tiêu của Iran ở Syria.

Với Iran, đây là một thông điệp, rằng Nga sẽ không sát cánh cùng nước này nếu Tehran bị Mỹ hay Israel tấn công và hơn nữa, Nga cũng sẽ có lợi ích nếu Iran bị cô lập. Các nhà phân tích phương Tây nhận định rằng sự ủng hộ của Nga với quyết định giảm các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân của Iran xuất phát từ mong muốn của Moscow nhằm duy trì căng thẳng Mỹ - Iran như một phần trong ván bài chiến lược để trở thành nhà cung cấp dầu mỏ độc quyền của EU.

Dỡ bỏ trừng phạt hay giảm các lệnh trừng phạt với Iran không phải là lợi ích của Moscow. Từng có kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn dầu từ Iran tới châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của nó đã được thực hiện. Cùng lúc đó, đường ống dẫn dầu giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng hoàn thành, nghĩa là Nga đang dẫn đầu cuộc đua. Nếu các lệnh trừng phạt bị dỡ bỏ và Iran trở lại thị trường dầu mỏ, Nga sẽ thiệt hại nhiều ở thị trường châu Âu.

Cuộc gặp giữa các cố vấn an ninh của Nga, Mỹ và Israel dự kiến diễn ra ở Israel trong tháng này hội tụ trong một mục tiêu chung là đối phó với ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông. Theo các nguồn tin giấu tên, Nga mong Mỹ sẽ công nhận chính phủ Tổng thống Assad và dỡ bỏ trừng phạt. Đổi lại Nga sẽ hành động để loại bỏ ảnh hưởng của Iran ở Syria.

Tuy nhiên, loại bỏ ảnh hưởng của Iran còn có một lựa chọn nữa, đó là gây sức ép cho Tổng thống Assad - người đã đưa Iran vào ván bài Syria này. Nếu thành công trong việc tiễn chân Iran khỏi Syria, Tổng thống Assad có thể nhận được sự công nhận từ phía Mỹ và lời cam kết sẽ không tấn công Syria từ Israel. Nhà lãnh đạo Syria cũng nhận được những khoản tài trợ tái thiết đất nước từ Saudi Arabia cùng sự ủng hộ chiến lược từ Nga. Chừng ấy là quá nhiều so với những gì Iran có thể mang lại cho Tổng thống Assad.

Nhưng vấn đề ở đây là nếu Tổng thống Assad đồng ý loại bỏ các lực lượng của Iran ở Syria, ông sẽ phải có một giải thích hợp lý rằng tại sao lại là Iran mà không phải Nga. Tổng thống Syria cũng sẽ phải dựa vào Mỹ, Israel và Nga với những lợi ích khác nhau và trong kịch bản xấu nhất, có thể chính ông cũng sẽ phải rời đi.

Đằng sau mối quan hệ phức tạp Nga – Thổ Nhĩ Kỳ

Nga muốn giúp Tổng thống Assad giành lại quyền kiểm soát tất cả lãnh thổ Syria, bao gồm cả Idlib và vùng đông bắc. Ban đầu, Idlib đại diện cho cơ hội của Moscow trong ván bài đối ngoại với Thổ Nhĩ Kỳ. Ván bài này sẽ đưa Moscow và Ankara xích lại gần nhau trong nhiều vấn đề, cả trong hợp tác song phương và công nghệ quân sự. Tháng 9/2018, Tổng thống Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thậm chí đã ký kết với nhau thỏa thuận Sochi về Idlib với những cam kết mạnh mẽ từ phía Ankara, nhất là trong vấn đề đối phó với nhóm phiến quân HTS. Nhưng từ đó trở đi, những cam kết này đã không được thực hiện đầy đủ và không như những gì Moscow mong đợi.

Những cuộc tấn công gần đây của quân chính phủ Syria với sự hậu thuẫn từ Nga là minh chứng cho thấy Moscow đang cảm nhận rõ tình hình ở Idlib đang vượt quá tầm kiểm soát khi HTS ngày càng tăng cường lực lượng cũng như củng cố các vị trí trong khu vực này. Bản thân Nga cũng chịu sức ép từ phía Syria và Iran ở một mức độ nào đó khi Thổ Nhĩ Kỳ không thể thực hiện các cam kết như đã hứa.

Tất cả mục tiêu mà Nga tuyên bố khi hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ như tuần tra chung, đàm phán hòa bình, các biện pháp kiềm chế HTS là những bước quan trọng về mặt chính trị để giải quyết tình hình. Nhưng tất cả những điều đó không phải lợi ích cuối cùng của Moscow. Đó chỉ là công cụ để Nga chơi trò "mềm nắn rắn buông" với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Erdogan hiểu Moscow muốn Ankara hành xử một cách thông minh và tránh các động thái leo thang căng thẳng. Chính vì thế, trong các cuộc điện đàm với Tổng thống Putin những tuần trước, ông Erdogan đã đổ lỗi cho Damascus vì đã "phá hoại" mối quan hệ giữa Moscow và Ankara. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sau đó cũng "đánh tiếng" với ông Putin rằng ông hiểu Nga "không hài lòng" với vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc giải quyết nhóm nổi dậy HTS.

Thổ Nhĩ Kỳ dường như là một "ca khó" với Nga ở Syria. Các cuộc điện đàm giữa ông Putin và ông Erdogan diễn ra chỉ một vài ngày sau khi các bài báo cho biết Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp vũ khí cho các nhóm đối lập ở Idlib. Theo Reuters, các vũ khí này được sử dụng để giúp các nhóm phiến quân trung thành với Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại quân chính phủ Syria do Nga ủng hộ sau khi Ankara "thất bại trong việc thuyết phục Nga ở các cuộc gặp giữa các nhóm làm việc chung gần đây nhằm chấm dứt dòng người di cư tràn sang Thổ Nhĩ Kỳ".

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa nhiều phương tiện bọc thép, tên lửa dẫn đường chống tăng và các vũ khí khác nhằm giúp phiến quân giành lại thị trấn Kfar Nabouda chiến lược và đẩy lùi quân đội Syria nhưng thật trớ trêu khi một số vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho lực lượng này là do Moscow chế tạo và phân phối cho Ankara trong các hợp đồng quân sự song phương những năm 2000. Điều này với Nga chẳng khác nào “gậy ông đập lưng ông”.

Dù vậy, Nga vẫn tìm kiếm cơ hội hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết tình hình Idlib khi tuyên bố tình hình hiện tại chỉ nên "có 2 bên" giải quyết là Moscow và Ankara. Không bên thứ ba nào nên can dự, đặc biệt là Mỹ và các nước EU.

"Hãy nhìn xem, mọi người đều đang chơi ván bài của mình ở đây", một quan chức ngoại giao cấp cao của Nga nhận định với trang Al-Monitor. "Mỹ tìm kiếm mọi cơ hội để phá hoại mối quan hệ giữa chúng tôi và Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là trong thương vụ S-400. EU muốn tạo ảnh hưởng và vẫn muốn có "một chân" trong ván bài này. Nhưng tất cả những gì họ có thể làm là đưa ra các tuyên bố và đề xuất trên giấy tờ để buộc chúng tôi phải hành động có trách nhiệm hơn trong các cuộc giao tranh ở Idlib".

Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố cách duy nhất để giải quyết khủng hoảng là Thổ Nhĩ Kỳ tuân theo các điều khoản của thỏa thuận về Idlib ở Sochi. "Nga sẽ duy trì hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia có trách nhiệm ngăn cản các cuộc tấn công của những kẻ khủng bố từ Idlib".

Tuy nhiên, Idlib không chỉ là quân bài để Ankara mặc cả trong vấn đề người Kurd mà còn là khu vực để nước này duy trì ảnh hưởng ở Syria.

Chiến tranh ở Syria thực chất vẫn chưa qua đi và mối quan hệ phức tạp giữa các bên vẫn chưa có một nút mở. Có mối quan hệ như Nga – Iran tưởng là đồng minh nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng, có mối quan hệ được định nghĩa bằng quy luật “kẻ thù của kẻ thù là bạn” trong “liên minh” chưa có tiền lệ Nga – Mỹ Israel. Không chỉ Nga, bất cứ nước nào đang hiện diện ở quốc gia Trung Đông này đều có những toan tính chiến lược mà mỗi bên đều chưa vội ngả quân bài cuối cùng cho đến khi chắc rằng lợi ích chiến lược của mình được đảm bảo./.

Theo Kiều Anh/VOV

Tin mới hơn

Nga chuẩn bị chiến dịch tấn công lớn ở Syria

Tin 24h ngày 16/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/6, chiều tối và đêm ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Nga chuẩn bị chiến dịch tấn công lớn ở Syria

Tin 24h 15/6/2024

Trong các ngày 12 và 14-6, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 42 do Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì.
Nga chuẩn bị chiến dịch tấn công lớn ở Syria

Tin 24h 14/6/2024

Trong khi ở Bắc Bộ chuẩn bị đón mưa lớn thì từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt.
Nga chuẩn bị chiến dịch tấn công lớn ở Syria

Tin 24h ngày 13/6/2024

Giá xăng tăng trở lại, mặt hàng RON95-III lên ngưỡng 22.235 đồng mỗi lít: Từ 15 giờ ngày 13/6, giá xăng E5 RON92 tăng 169 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 258 đồng/lít; dầu diesel tăng 218 đồng/lít; dầu hỏa tăng 302 đồng/lít, song mặt hàng dầu mazut giảm 396 đồng/kg.
Nga chuẩn bị chiến dịch tấn công lớn ở Syria

Tin 24h 11/6/2024

Trận mưa lũ lớn nhất trong suốt 30 năm qua tại Hà Giang đã làm 3 người chết, trên 1.000 ngôi nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại hơn 24 tỷ đồng do mưa lũ, nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng, sạt lở nặng nề.... Mưa lũ đi qua, để lại những tình cảm quân dân thắm thiết, nhân dân đoàn kết một lòng sẻ chia khó khăn cùng nhau vượt gian khó.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 9/6/2024

Tin 24h ngày 9/6/2024

Sau phiên lao dốc cuối tuần qua và khả năng Fed sẽ không hạ lãi suất tuần sau, chuyên gia Phố Wall dự báo vàng sẽ tiếp tục giảm giá.
Tin 24h 5/6/2024

Tin 24h 5/6/2024

Ngày 5/6, do ảnh hưởng của vùng mây đối lưu, trên địa bàn thành phố Hà Nội có mưa to cục bộ tại quận Hà Đông (72mm), quận Nam Từ Liêm (68mm), huyện Thường Tín (41,3mm), huyện Thanh Oai (33,6mm). Thời gian mưa tập trung từ 4 giờ 50 phút đến 6 giờ 10 phút. Do mưa lớn, nước mưa không tiêu thoát kịp nên đã gây ngập úng tại một số khu vực, điển hình như ở Tổ dân phố số 1+4 phường Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội)...
Tin 24h 3/6/2024

Tin 24h 3/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/6, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%. Từ ngày 4/6, nắng nóng giảm dần trên khu vực Bắc Bộ.
Điểm sự kiện từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024

Điểm sự kiện từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024

Từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 2/6/2024

Tin 24h ngày 2/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 2/6, nhiều nơi thuộc khu vực Bắc Bộ chiều tối có mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trung Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc