Facebook Twitter youtube Tiktok

Thời thế thay đổi, Nga-Mỹ không còn “mặn mà” với Hiệp ước INF

Thế giới
Từng được coi là một thỏa thuận lịch sử thời Chiến tranh Lạnh song vì sao Nga và Mỹ lại muốn Hiệp ước INF sụp đổ hơn là cứu vãn nó?
aa

Hiệp ước INF bị "xóa sổ", Nga – Mỹ đổ lỗi cho nhau

Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) - một thỏa thuận kiểm soát vũ trang lịch sử thời Chiến tranh Lạnh giữa Nga và Mỹ đã chính thức sụp đổ ngày 2/8 làm dấy lên nhiều lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới và để ngỏ nhiều câu hỏi về những động cơ phía sau sự sụp đổ này.

thoi the thay doi nga my khong con man ma voi hiep uoc inf
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Năm 1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ký với nhau Hiệp ước INF cấm triển khai các tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 - 5.000 km. Hơn 2.600 tên lửa đã bị phá hủy vào năm 1991.

Tuy nhiên, ngày 2/8/2019, Mỹ và Nga đã chính thức rút khỏi Hiệp ước này sau khi đổ lỗi cho đối phương đã vi phạm thỏa thuận.

"Nga hoàn toàn phải chịu trách nhiệm cho việc Hiệp ước INF sụp đổ", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định. Ông Pompeo cáo buộc Moscow đã không phá hủy hệ thống tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M729 - loại vũ khí mà Washington cho là vi phạm Hiệp ước.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga cũng đưa ra tuyên bố cho rằng: "Bằng việc rút khỏi Hiệp ước INF, Mỹ đã hủy hoại các công cụ quốc tế không phù hợp với mình khi viện đến những lý do khác nhau. Điều này đã dẫn đến thỏa thuận kiểm soát vũ trang này sụp đổ".

Hồi tháng 2/2019, chính quyền Tổng thống Trump đã thông báo Mỹ sẽ tạm dừng tuân thủ Hiệp ước INF và sẽ rút khỏi Hiệp ước này sau 6 tháng nếu Nga không tuân thủ. 1 ngày sau đó, Nga tuyên bố nước này cũng sẽ rút khỏi Hiệp ước lịch sử này đồng thời phủ nhận các cáo buộc của Mỹ.

Tuần này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo rằng các động thái của Washington khi phá vỡ Hiệp ước INF cũng như các thỏa thuận kiểm soát vũ trang khác sẽ khiến Mỹ "gậy ông đập lưng ông".

Trong khi đó, ngay sau khi Hiệp ước INF bị "xóa sổ", chính phủ Mỹ tuyên bố nước này sẽ đẩy nhanh việc phát triển các loại tên lửa thông thường.

Thời thế thay đổi

Mỹ cáo buộc tên lửa 9M729 của Nga có tầm bắn xa hơn mức cho phép. NATO cũng có đồng quan điểm với Mỹ, rằng việc Nga vi phạm thỏa thuận chính là lý do Hiệp ước INF sụp đổ. Về phần mình, Nga cho rằng Mỹ cũng vi phạm thỏa thuận khi hệ thống phòng thủ Aegis Ashore của nước này ở Romania có khả năng phóng các tên lửa tấn công từ mặt đất. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vậy thực sự đâu là bên phá vỡ Hiệp ước và tại sao họ lại muốn thấy Hiệp ước này sụp đổ hơn là cứu vãn nó?

Washington và Moscow luôn cáo buộc đối phương là bên vi phạm khiến Hiệp ước INF sụp đổ. Tuy nhiên, đó có vẻ chỉ là “cái cớ” để họ hợp thức hóa việc rút khỏi Hiệp ước này bởi lý do thực sự cho việc Hiệp ước INF bị "xóa sổ" lại liên quan đến sự thay đổi trong cán cân quyền lực quân sự - khi mà môi trường an ninh hiện nay so với thời Chiến tranh Lạnh khi Hiệp ước này được ký kết đã chuyển biến đáng kể. Rõ ràng, trong một thế giới đa cực, các thỏa thuận song phương không còn là một cơ chế kiểm soát vũ trang thực sự hiệu quả.

Khi Hiệp ước INF được ký kết năm 1987, căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Liên Xô đang leo thang đến mức đáng báo động khi cả hai đều lắp đặt hệ thống tên lửa tầm trung khắp châu Âu. Sự cân bằng quân sự không ổn định đặt châu Âu vào thời điểm đó ở trong tình thế vô cùng nguy hiểm. Nhưng ngày nay, mọi thứ đã thay đổi, bất chấp việc Nga - Mỹ vẫn tồn tại nhiều bất đồng, thách thức lớn nhất của chính trị quốc tế không phải là Nga mà là sự nổi lên của Trung Quốc.

Các nhà quan sát cho rằng việc Trung Quốc mở rộng các hoạt động quân sự khiến Mỹ cần tăng cường sự hiện diện của các tên lửa phóng từ mặt đất tại châu Á trong khi loại vũ khí này lại bị cấm trong Hiệp ước INF. Tổng thống Trump đã nhiều lần yêu cầu thỏa thuận kiểm soát vũ trang này phải được đàm phán lại, trong đó có cả Trung Quốc song Bắc Kinh không "mặn mà' với ý tưởng này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã khẳng định: "Trung Quốc không tán thành việc biến INF thành một Hiệp ước đa phương" với lý do được đưa ra là Bắc Kinh có ít hơn nhiều số lượng tên lửa và hạt nhân so với Nga và Mỹ. Giống như Mỹ, Nga nhận ra Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự và Moscow có nhiều lý do để lo ngại mặc dù Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình luôn tỏ ra là những người bạn thân thiết với nhau.

Nhưng nỗi lo của Nga không chỉ là vì Trung Quốc. Hiệp ước INF chỉ cấm các loại tên lửa thế hệ cũ được phát minh trước thời của Tổng thống Reagan và nhà lãnh đạo Gorbachev song cả Nga, Mỹ và Trung Quốc hiện nay đều đang phát triển các loại tên lửa siêu thanh mới, bay nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ âm thanh. Nếu được trang bị thêm đầu đạn hạt nhân, các tên lửa siêu thành này sẽ giảm đáng kể thời gian cần thiết để thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân.

Viễn cảnh một thế giới không còn Hiệp ước INF

Việc Hiệp ước INF sụp đổ hôm 2/8 tức là Mỹ và Nga chỉ còn thỏa thuận hạt nhân song phương duy nhất có hiệu lực là Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược mới (New START). Tuy nhiên, hiệp ước này cũng đang bị đe dọa "xóa sổ" khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố hồi tháng 6 rằng Washington sẽ không mở rộng thời hạn của thỏa thuận này sau năm 2021.

"Rút khỏi Hiệp ước INF mà không có biện pháp đi kèm sau đó chẳng khác nào một lời mời gọi cho cuộc chạy đua vũ trang", Thượng nghị sĩ Bob Menendez - một thành viên trong Ủy ban Quan hệ Quốc tế Thượng viện Mỹ nhận định.

Trong khi đó, Daryl Kimball - giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát vũ trang cũng đồng quan điểm với ông Menendez khi cho rằng: "Xóa sổ Hiệp ước INF mà không có kế hoạch kiểm soát vũ trang nào thay thế có thể mở ra một viễn cảnh nguy hiểm về cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và Mỹ".

Trên thực tế, những lo ngại này không phải bị làm quá lên khi mà chỉ vài giờ sau khi Hiệp ước lịch sử này sụp đổ, Lầu Năm Góc thông báo Mỹ sẽ phát triển các tên lửa thông thường phóng từ mặt đất.

"Các tên lửa lớp INF, dù là được trang bị vũ khí hạt nhân hay vũ khí thông thường đều khiến tình hình trở nên bất ổn bởi chúng có thể tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga hoặc ở Tây Âu mà hầu như không có bất kỳ cảnh báo nào. Khả năng tấn công các mục tiêu trong thời gian ngắn của chúng làm gia tăng nguy cơ của những tính toán sai lầm trong một cuộc khủng hoảng", chuyên gia Kimball cảnh báo.

David Wright - một chuyên gia tổ chức Liên minh các nhà khoa học liên quan (Union of Concerned Scientists, Mỹ) đã miêu tả Hiệp ước INF là một thành công về mặt ngoại giao khiến thế giới trở nên an toàn hơn.

Chuyên gia này cũng thừa nhận rằng: "Thực tế là việc Mỹ và Liên Xô có thể tiến đến một thỏa thuận vào thời điểm đó là một bước đột phá đáng kể. Việc Hiệp ước INF sụp đổ có thể khiến số lượng tên lửa trên khắp thế giới tăng lên cũng như làm xói mòn lòng tin giữa 2 quốc gia và đặt họ vào thế đối đầu”.

Các nhà quan sát lo ngại sự sụp đổ của các hiệp ước kiểm soát hạt nhân cuối cùng sẽ khiến mối quan hệ giữa Nga và Mỹ trở nên nguy hiểm và phức tạp hơn trong tương lai.

“Có lẽ rồi họ sẽ nhớ lại các bài học của những năm 1960 và những năm 1980, rằng các hiệp ước kiểm soát vũ trang dù không hoàn hảo song vẫn là một công cụ hữu ích để ứng phó với cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường", ông Steven Pifer - một học giả của Viện Brookings khẳng định./.

Theo Kiều Anh/VOV.VN

Tin mới hơn

Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Tin 24h ngày 16/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/6, chiều tối và đêm ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Tin 24h 15/6/2024

Trong các ngày 12 và 14-6, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 42 do Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì.
Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Tin 24h 14/6/2024

Trong khi ở Bắc Bộ chuẩn bị đón mưa lớn thì từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt.
Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Tin 24h ngày 13/6/2024

Giá xăng tăng trở lại, mặt hàng RON95-III lên ngưỡng 22.235 đồng mỗi lít: Từ 15 giờ ngày 13/6, giá xăng E5 RON92 tăng 169 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 258 đồng/lít; dầu diesel tăng 218 đồng/lít; dầu hỏa tăng 302 đồng/lít, song mặt hàng dầu mazut giảm 396 đồng/kg.
Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Tin 24h 11/6/2024

Trận mưa lũ lớn nhất trong suốt 30 năm qua tại Hà Giang đã làm 3 người chết, trên 1.000 ngôi nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại hơn 24 tỷ đồng do mưa lũ, nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng, sạt lở nặng nề.... Mưa lũ đi qua, để lại những tình cảm quân dân thắm thiết, nhân dân đoàn kết một lòng sẻ chia khó khăn cùng nhau vượt gian khó.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 9/6/2024

Tin 24h ngày 9/6/2024

Sau phiên lao dốc cuối tuần qua và khả năng Fed sẽ không hạ lãi suất tuần sau, chuyên gia Phố Wall dự báo vàng sẽ tiếp tục giảm giá.
Tin 24h 5/6/2024

Tin 24h 5/6/2024

Ngày 5/6, do ảnh hưởng của vùng mây đối lưu, trên địa bàn thành phố Hà Nội có mưa to cục bộ tại quận Hà Đông (72mm), quận Nam Từ Liêm (68mm), huyện Thường Tín (41,3mm), huyện Thanh Oai (33,6mm). Thời gian mưa tập trung từ 4 giờ 50 phút đến 6 giờ 10 phút. Do mưa lớn, nước mưa không tiêu thoát kịp nên đã gây ngập úng tại một số khu vực, điển hình như ở Tổ dân phố số 1+4 phường Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội)...
Tin 24h 3/6/2024

Tin 24h 3/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/6, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%. Từ ngày 4/6, nắng nóng giảm dần trên khu vực Bắc Bộ.
Điểm sự kiện từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024

Điểm sự kiện từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024

Từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 2/6/2024

Tin 24h ngày 2/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 2/6, nhiều nơi thuộc khu vực Bắc Bộ chiều tối có mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trung Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc