Người dân vẫn chưa hiểu lợi ích chế định Thừa phát lại
Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Hồ Xuân Hương, với những kết quả tích cực của việc thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội sau thí điểm vừa qua, có thể khẳng định mô hình Thừa phát lại là cần thiết cho xã hội, cho hoạt động tư pháp.
Văn phòng Thừa phát lại Hoàn Kiếm. |
Hiện Hà Nội có 8 Văn phòng Thừa phát lại được thành lập đi vào hoạt động ổn định và đã đi vào hoạt động ổn định.
Hà Nội chủ trương khuyến khích thành lập thêm các Văn phòng thừa phát lại- tổ chức tư cung cấp dịch vụ tống đạt văn bản, thi hành án, lập vi bằng để tạo lập nguồn chứng cứ góp phần bảo đảm cho việc xét xử khách quan, kịp thời và chính xác, hạn chế tình trạng quá tải trong công việc của các cơ quan Tòa án và Thi hành án dân sự.
Theo đó, Văn phòng thừa phát lại sẽ được miễn giảm thuế trong một số năm nhất định, cấp kinh phí tuyên truyền để ngày nhiều tổ chức, cá nhân biết đến dịch vụ ưu việt này.
Tuy nhiên, theo bà Hồ Xuân Hương người dân vẫn chưa hiểu và biết đến dịch vụ ưu việt này. Lập vi bằng ghi lại chứng cứ bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của cá nhân tổ chức nhưng thực sự không phải nhiều người dân đã biết đến dịch vụ này. Theo bà Hương thời gian qua, một số qhuyện như Thường Tín, Thanh Trì đã mời Thừa phát lại đến lập vi bằng trong việc trả tiền giải phóng mặt bằng, thu hồi đất cho người dân đến hoặc không đến để chứng minh rằng đã thực hiện việc trả tiền theo quy định, tránh phản ánh khiếu nại các nơi làm không đúng.
Bà Hương cho biết: “Vi bằng liên quan đến trực tiếp đến nhu cầu người dân mong muốn có tổ chức ghi lại sự kiện hành vi để giúp người ta nếu có vấn đề cần giải quyết cần chứng cứ để chứng minh”.
Tuy nhiên, Thừa phát lại có một số khó khăn như cơ sở pháp lý để Thừa phát lại hoạt động chưa thực sự được trang bị đầy đủ bởi là văn bản dưới luật nhưng đang sửa đổi bổ sung, trong khi đó bên Thi hành án cũng làm nhiệm vụ này có luật được sửa đổi bổ sung điều kiện thi hành án rất cụ thể, rõ ràng. Đây cũng là điểm khó khăn của văn phòng Thừa phát lại./.