Facebook Twitter youtube Tiktok

Hiến pháp cần đặt vấn đề giáo dục đúng tầm

Thái Nguyên
Theo một số ý kiến, đến lúc cần nghĩ đến “các hình thức giáo dục khác” trong bối cảnh nền giáo dục của thế giới ngày càng phong phú
aa

Nội dung liên quan đến phát triển giáo dục trong Hiến pháp sửa đổi là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, nhất là các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và hầu hết tuổi trẻ trong và ngoài nước.

Hiến pháp 1992 và bản dự thảo Hiến pháp đều có những quy định mang tính khái quát về quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ của công dân nhằm nâng cao quyền được học tập, đặc biệt là trách nhiệm của giới trẻ đối với đất nước.

Có nên quy định học tập là nghĩa vụ?

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi, Thạc sĩ Trần Tuyết Nhung, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam cũng cho rằng, cơ bản nội dung về phát triển giáo dục trong dự thảo Hiến pháp đã tiếp tục kế thừa những quy định trong Hiến pháp năm 1992, nhưng được thể hiện lại một cách tổng quát hơn, quy định những vấn đề đã được xác định trong Cương lĩnh, như: tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, tiếp tục xác định mục đích, mục tiêu của phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ.

Hầu hết mọi người ý thức, nếu không đến trường học tập sẽ ảnh hưởng xấu
đến tương lai của chính bản thân sau này

Chị Ngô Thu Trang, Chủ nhiệm CLB Luật gia trẻ, Đại học Quốc gia cho rằng, tại Điều 42 Hiến pháp sửa đổi quy định ''Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập'', nhưng theo chị Thu Trang “có nên quy định học tập là một nghĩa vụ của công dân?”.

Lý giải điều này, chị Thu Trang cho rằng, đặc điểm của quan hệ nghĩa vụ là nếu vi phạm nghĩa vụ sẽ phát sinh hậu quả pháp lý tiêu cực đối với người vi phạm. Tuy nhiên, nếu một con người nào đó không học tập cũng không thể kết tội họ và ép buộc họ được. Phải chăng chỉ phát sinh trách nhiệm pháp lý đối với người cản trở việc học tập của trẻ em quy định tại khoản 8 Điều 7 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

Cùng với đó, với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay kể cả không quy định nghĩa vụ học tập thì hầu hết mọi người ý thức được rằng, nếu không đến trường học tập sẽ ảnh hưởng xấu đến tương lai của chính bản thân sau này. Nếu quy định như vậy, là đã coi nghĩa vụ học tập với nghĩa vụ đóng thuế hay thực hiện nghĩa vụ có bản chất tương tự như nhau, nhưng pháp luật và thực tiễn thì các nghĩa vụ này khác nhau về hậu quả pháp lý và cách thức thực hiện.

Phải lường trước “kẽ hở” trong quá trình thực hiện

Không chỉ riêng chị Thu Trang, khi góp ý vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi, nhiều người cũng cho rằng, Hiến pháp là đạo luật tối cao, cơ bản của một quốc gia. Các vấn đề liên quan đến phát triển giáo dục cũng đã được quy định trong Hiến pháp 1992. Việc cụ thể hóa Hiến pháp cũng đã được quy định chi tiết tại Luật Giáo dục 2005 và Luật Giáo dục Đại học năm 2012 và nhiều văn bản khác.

Tuy vậy, thực tế vẫn còn nhiều “kẽ hở” trong quá trình thực hiện, gây cản trở trong công tác phát triển giáo dục, làm dư luận bức xúc. Điển hình trong thời gian qua là tình trạng “dạy thêm, học thêm”, “bệnh thành tích” trong giáo dục... Bộ GD-ĐT đã có nhiều biện pháp, thậm chí kiểm tra gắt gao tình trạng này nhưng xem ra, vẫn chưa đạt được hiệu quả vì chưa giải quyết gốc rễ vấn đề.

Rồi cả vấn đề tiền lương của giáo viên quá thấp cũng ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Hiện nay, có khoảng 50% số giáo viên từ bậc tiểu học đến THPT có mức lương 3-3,5 triệu/tháng. Hệ số lương giáo viên mầm non bậc 1 là 1,86; bậc 10 là 3,66 thấp hơn cả công tác đánh máy, lái xe cơ quan…

“Để Hiến pháp được áp dụng, cần có khung pháp lý vững chắc cho những chính sách và văn bản pháp luật cụ thể hoá Hiến pháp, để bảo vệ quyền học tập và quyền nghiên cứu khoa học của công dân nói riêng và quyền con người nói chung”- Chị Trang đề nghị.

Thạc sỹ Trần Tuyết Nhung cũng băn khoăn rằng, các trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước đối với nền giáo dục quốc dân đã được quy định rõ trong Điều 59 của Hiến pháp 1992. Nhưng ở dự thảo Hiến pháp sửa đổi, tại các Điều 65, 66 các trách nhiệm này không được quy định. “Cần khôi phục lại các trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước. Nếu không nền giáo dục đang hết sức khủng hoảng này sẽ còn tồi tệ hơn nữa và không thể hình dung được hậu quả”.

Ở mục 3, Điều 66 trong Dự thảo Hiến pháp quy định “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục…”.

TS, dịch giả Nguyễn Thụy Anh

TS Nguyễn Thụy Anh, dịch giả chủ nhiệm Câu lạc bộ “Đọc sách cùng con” cho rằng, nội dung “ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện…” chưa thực sự rõ ràng mà cần phải cụ thể ưu tiên đến mức nào và tạo điều kiện đến mức nào: “Cần có sự khẳng định chính xác và cụ thể về những quy định về ngôn ngữ, thành phần giáo viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo tất cả các cấp: mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học – hạn chế hoặc không hạn chế, được phép hoặc không được phép...”.

Tạo hành lang pháp lý cho cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài

Lấy ví dụ cụ thể nhất gần đây là việc bàn cãi về nội dung trong Nghị định 73/2012/NĐ-CP về Hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục của Bộ GD-ĐT, trong đó có quy định “học sinh Việt Nam dưới 5 tuổi không được tiếp nhận vào học chương trình của nước ngoài”, TS Nguyễn Thụy Anh cho rằng, các chương trình đào tạo quốc tế vào Việt Nam và những cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam có ý nghĩa lớn đối với việc mở rộng phông tri thức, văn hóa cho trẻ em Việt Nam, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa cũng như phân mảng trong giáo dục, tạo nền tảng cho việc hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Thụy Anh, rất cần có một quy định rõ ràng trong Hiến pháp để có tiền đề tạo ra hành lang pháp lý cho những cơ sở giáo dục của nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài, để các nhà đầu tư giáo dục được yên tâm trong việc vạch ra chiến lược phát triển lâu dài của mình ở Việt Nam. Đồng thời, các cơ quan có trách nhiệm quản lý họ cũng tránh được việc phải liên tục đưa ra các quy định mới, gây lãng phí và tốn kém về tài chính kèm theo.

TS Nguyễn Thụy Anh cũng cho rằng, đã đến lúc cần nghĩ đến “các hình thức giáo dục khác” hiện nay đang ngày càng phong phú trong nền giáo dục hiện đại của thế giới. “Vậy những hình thức giáo dục nào được phép xây dựng và phát triển ở lãnh thổ Việt Nam hay bất kỳ hình thức mới nào cũng được chấp nhận? Lấy ví dụ, hình thức “homeschooling”-tổ chức việc học ở nhà, vẫn đi thi để lấy bằng ở các cơ sở giáo dục công lập-liệu có được chấp nhận ở Việt Nam? Nếu trong Hiến pháp không có quy định gì về việc này, trong tương lai các hình thức giáo dục và đầu tư giáo dục cũng như cải cách giáo dục sẽ gặp khó khăn khi tiến hành ở Việt Nam”- TS Nguyễn Thụy Anh nói.

Về việc thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, TS Nguyễn Thụy Anh đề nghị, cần nêu rõ hơn là những mảng nào cần phải hoặc bắt buộc phải thống nhất. “Phải chăng đó là chỉ có duy nhất một hệ thống giáo dục, duy nhất một bộ sách giáo khoa còn tất cả các sách khác chỉ để tham khảo mà không được đưa vào sử dụng, hay có thể được sử dụng sau khi đệ trình lên một Ban xét duyệt của Bộ GD-ĐT và được thông qua? Điều này khá quan trọng và có thể coi là cốt tử của việc quản lý giáo dục, nếu được nêu rõ trong Hiến pháp sẽ giúp các nhà sư phạm và những cán bộ, chuyên gia quản lý giáo dục dễ dàng thực hiện công việc của mình?.

Chị Ngô Thu Trang cũng cho rằng, cần bổ sung thêm quy định ''Nhà nước quản lý công tác giáo dục, đề ra các chiến lược, chính sách phát triển giáo dục; hoàn thiện nền giáo dục cho sát và phù hợp với yêu cầu của người dân; tạo điều kiện tối đa cho phát triển khoa học và nghiên cứu khoa học. Có sự đảm bảo của Nhà nước''. Có như vậy thì người dân mới có điều kiện phát huy toàn diện quyền của mình trong lĩnh vực học tập và nghiên cứu khoa học.

Theo chị Trang, cũng cần có các chế tài xử lý nghiêm đối với một số hành vi tiêu cực trong giáo dục, một bộ phận những ''con sâu làm rầu nồi canh'', gây bức xúc cho người dân hiện nay. Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích các hành động tố cáo, phát hiện các hành vi trên của những công dân có ý thức phòng chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích trong thi cử. Ngoài ra, Nhà nước cần tăng cường, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút đầu tư từ phía các tổ chức tư nhân, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung ứng nguồn vốn cho sự phát triển của giáo dục Nước nhà./.

Theo VOV

Tin mới hơn

Nhà máy Z115 - Những bước phát triển mới

Ra đời trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với nhiệm vụ ban đầu là sản xuất các loại mìn, lựu đạn.

Cần hoàn thiện đường gom từ nút giao Thịnh Đán về nút giao Tân Lập

Để đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực nút giao Tân Lập trên tuyến cao tốc Hà Nội Thái Nguyên, đơn vị quản lý tuyến đường đã cùng với thành phố Thái Nguyên thực hiện việc đóng lối mở dân sinh vào cao tốc, việc làm này đã được người dân sinh sống xung quanh khu vực đồng tình ủng hộ.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh: Thẩm tra các Tờ trình, dự thảo Nghị quyết

Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Mười Chín HĐND tỉnh khóa XIV, sáng ngày 16/6, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm tra các Báo cáo, Tờ trình và dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp.

Trao đổi kinh nghiệm công tác tuyên giáo và tuyên truyền biển đảo

Trong 3 ngày từ 14 - 16/6, tại TP. Hải Phòng, Đảng ủy Cục Kỹ thuật Hải quân (Quân chủng Hải quân) và Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác tuyên giáo và tuyên truyền biển đảo năm 2024.

Công bố kết quả thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 – 2025

Sau khi hoàn thành công tác chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025, ngày 15/6 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên đã thông báo kết quả kỳ thi, sớm hơn 2 ngày so với kế hoạch.

Tin bài khác

Siết chặt quản lý xe đưa đón học sinh

Siết chặt quản lý xe đưa đón học sinh

Sau những sự việc đáng tiếc liên quan đến xe đưa đón học sinh xảy ra ở tỉnh Thái Bình mới đây, công tác đảm bảo an toàn cho học sinh khi sử dụng phương tiện xe đưa đón càng được các trường học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chú trọng hơn.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phú Lương lần thứ IV

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phú Lương lần thứ IV

Chiều ngày 14/6, huyện Phú Lương tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV, năm 2024. Dự đại hội có đồng chí Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Tỷ lệ người vi phạm nồng độ cồn giảm sâu

Tỷ lệ người vi phạm nồng độ cồn giảm sâu

Thời gian gần đây, việc xử lý vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận số trường hợp vi phạm giảm. Tuy nhiên, luôn xác định hành vi sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, lực lượng Cảnh sát giao thông luôn duy trì và chú trọng công tác tuần tra, kiểm soát xử lý hành vi vi phạm này.
Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và chủ động ứng phó với thiên tai

Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và chủ động ứng phó với thiên tai

Trong những ngày vừa qua, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên liên tục xảy ra mưa dông, mưa lớn, thiệt hại nhiều tài sản và hoa màu của người dân. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ 14-17/6, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ tiếp tục có mưa to đến rất to, trong đó có thể xuất hiện các điểm mưa lớn cục bộ cường suất cao làm thiệt hại đến tài sản của nhân dân; đồng thời nguy cơ có thể xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu tại các vùng trũng thấp.
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XIV, sáng 15/6, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp. Dự hội nghị thẩm tra có đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Mai Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các ban của HĐND tỉnh, các sở, ngành, địa phương liên quan.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc