Facebook Twitter youtube Tiktok

Gìn giữ nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên

Văn hóa
Tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên là một loại hình nghệ thuật độc đáo, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
aa

Tạc tượng gỗ dân gian là một trong những loại hình nghệ thuật độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nghệ thuật này đã gắn với đời sống của đồng bào nơi đây qua rất nhiều đời. Những bức tượng gỗ được tạc đẽo mộc mạc, đơn sơ, thể hiện nhiều sắc thái đời sống của con người, của thiên nhiên hoang dã, luôn mang đến cho người xem những ấn tượng khó quên về vùng đất đại ngàn.

gin giu nghe thuat tac tuong go dan gian tay nguyen
Tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên

Nói đến tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, người ta thường nghĩ ngay đến tượng nhà mồ. Sở dĩ nói như vậy vì đồng bào ở Tây Nguyên chủ yếu tạc tượng để phục vụ trang trí xung quanh những ngôi mộ của người đã khuất. Những người già nhất ở các buôn làng cũng không ai biết tượng nhà mồ có từ bao giờ, những nhà nghiên cứu cũng chưa thể tìm ra thời điểm tượng nhà mồ xuất hiện, chỉ biết rằng, tượng nhà mồ gắn liền với lễ Pơ Thi, còn gọi là lễ bỏ mả của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Già làng Rơ Châm Đo, làng Kép Ping, xã Ia Mnông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai cho biết, theo chu trình, để tiến hành nghi lễ Pơ Thi, việc đầu tiên của người chủ hộ là phải đi tìm gỗ để tạc tượng nhà mồ. Ví dụ một ngôi nhà mồ dự định bỏ vào tháng 3 trong năm, thì từ tháng 1 năm đó người chủ hộ đã bắt đầu kiếm gỗ đẽo tượng.

gin giu nghe thuat tac tuong go dan gian tay nguyen

Những bức tượng nhà mồ lấy đơn vị đo là sải tay (tơ-pa) để làm ước lượng. Khi tạc xong, chiều dài bức tượng còn khoảng 1 sải rưỡi. Trong đó, 1/2 sải được chôn ở dưới đất, 1 sải còn lại vừa là phần cột chính nhô lên khỏi mặt đất, phần trên cùng là thân tượng. Trong khi đẽo tượng người có kinh nghiệm hơn truyền đạt kỹ thuật, kỹ năng và cách thức đẽo tượng cho người ít kinh nghiệm. Họ không hề giữ bí quyết nào trong cách truyền nghề tạc tượng, những bức tượng trở thành đẹp lại phụ thuộc chính vào “hoa tay" và óc thẩm mỹ của người học nghề và người tiếp thu kinh nghiệm."Hôm nay làng mình có lễ Pơ Thi. Pơ Thi thì phải có tượng nhà mồ, có cồng chiêng, có rượu cần, cơm lam. Tượng nhà mồ phải được làm trước rồi mới tổ chức Pơ Thi. Tượng nhà mồ có nhiều kiểu, nhiều hình dạng, ai nghĩ ra cái gì thì tạc thành tượng như thế, không cố định và không bắt buộc" - Già làng Rơ Châm Đo cho biết.

gin giu nghe thuat tac tuong go dan gian tay nguyen

“Tạc tượng này mình cũng được học từ ông cha thôi, khi tạc thế này, mình cũng tìm cách truyền lại cho con cháu làm sao để con cháu yêu thích và gìn giữ được văn hóa của người Jarai” - nghệ nhân Ksor Krôh bày tỏ.Theo nghệ nhân Ksor Krôh, làng Ngó 1, xã Ia Ka, huyện chư Păh, tỉnh Gia Lai, các nghệ nhân luôn tìm cách để truyền cho con cháu mình, góp phần duy trì nghệ thuật độc đáo này.

Dựa trên những nguyên tắc nhất định về ý nghĩa và quy cách, người tạc tượng thỏa sức sáng tạo theo cách của mình. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thán phục trước những bức tượng gỗ độc đáo bởi nó được làm ra từ bàn tay và khối óc của những người nông dân chưa từng qua trường lớp. Trước đây, công cụ của họ đơn giản chỉ có cái rìu, cái đục và dao rựa, còn hiện nay, dù có một số công cụ bổ trợ khác nhưng đục, rìu và rựa vẫn là những dụng cụ chủ đạo. Thế mà, những bước tượng nhà mồ vẫn sống động, mang theo hầu hết sắc thái của đời sống, những tình cảm của người sống hiển hiện trong đó.

gin giu nghe thuat tac tuong go dan gian tay nguyen

Tiến sĩ Lê Quang Lâm cho biết: "Về tạc tượng, người dân tộc Jarai học vào rừng chặt cây về. Trong làng sẽ có người tạc tượng nhưng ông ta không có ý nghĩ trước sẽ tạc tượng về vấn đề gì, nhưng khi hút thuốc, ông ta nhìn vào khúc cây, đưa rìu vào và ý tưởng sẽ đến ngay trong đầu ông ta ngay lúc đó”.Say mê với những vẻ đẹp của văn hóa Tây Nguyên, về tượng nhà mồ, Tiến sĩ Lê Quang Lâm, Nhà nghiên cứu dân tộc học chuyên đề Jarai đã dành gần như cả cuộc đời để tìm những câu trả lời cho những điều bí ẩn.

Đối với một số dân tộc, qua bàn tay của người nghệ nhân tạo thành những bức tượng linh thiêng, đặc biệt khi đặt ở vị trí trang trọng là nơi thờ cúng. Nhưng tượng nhà mồ ở Tây Nguyên thì khác biệt, chúng ra đời từ thiên nhiên, được đặt trong khung cảnh thiên nhiên, rồi hoà vào thiên nhiên, mặc cho các yếu tố của thời tiết như mưa, nắng, sương gió làm hư hỏng. Bằng thủ pháp dùng mảng khối, người tạc chỉ phác hoạ một vài chi tiết trên khúc gỗ mà làm cho bức tượng bỗng trở nên sống động như có hồn. Các nghệ nhân khi tạc tượng đều nỗ lực để bức tượng thể hiện được ý nghĩa mà mình mong muốn.

Tham gia một liên hoan tạc tượng gỗ dân gian, Nghệ nhân Rơ Châm Khir, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai cho biết, “Tôi tham gia hội thi tạc tượng và tạc bức tượng này với ý nghĩa là mừng giải phóng đất nước. Tôi đang cố gắng để bức tượng của mình truyền tải được ý nghĩa giải phóng, hòa bình”.

Trong số những bức tượng nhà mồ, hình tượng được sử dụng chủ đạo là hình người ngồi ôm mặt trong dáng vẻ buồn bã. Đây được coi là hình tượng cổ nhất trong các loại tượng gỗ dân gian ở Tây Nguyên. Kế tiếp là loại tượng hình người mẹ địu con trên lưng hoặc bế con trên tay hoặc hình chim thú, thể hiện đời sống gắn với thiên nhiên của đồng bào Tây Nguyên.

Ngoài ra những bức tượng mang yếu tố phồn thực cũng thường được tạc đẽo để chôn xung quanh những ngôi mộ. Theo ông Rơ Lan Ven, Phó phòng phòng văn hóa thông tin huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, mặc dù được tạo nên một cách ngẫu nhiên, tùy theo cảm hứng của người tạc, nhưng mỗi bức tượng gỗ khi đã được tạo nên đều có ý nghĩa riêng của nó.

"Các nghệ nhân họ minh họa, khắc họa những hình tượng ví dụ như Ka Ra Kôm- chống hai tay vào cằm, nghĩa là những người đó luôn luôn mong đợi, nhớ thương những người đã chết, bỏ mình ra đi. Còn tượng như ẵm con hoặc người chồng mất đi hoặc người mẹ luôn tìm chồng, chờ chồng” - ông Rơ Lan Ven cho hay.

Ở những ngôi nhà mồ to đẹp, bề thế trước đây, cây gỗ dùng để tạc tượng thường được làm bằng loại gỗ tốt, những bức tượng gỗ này có thể tồn tại mấy chục năm dù trải qua mưa nắng. Khi những cây gỗ tốt hiếm dần, tượng nhà mồ chủ yếu được tạc bằng những cây gỗ tạp nên nhanh bị mối mục hơn. Đáng lưu ý, gần đây, khi diện tích rừng ở Tây Nguyên bị thu hẹp, tại nhiều buôn làng trong vùng, bà con khó có thể tìm ra cây gỗ để tạc tượng nhà mồ. Loại hình văn hóa này đang đứng trước nguy cơ mai một và mất đi ở nhiều buôn làng, nơi mà loại hình nghệ thuật độc đáo này được sản sinh ra.

Gần đây, trong nỗ lực bảo tồn những nét văn hóa độc đáo ở Tây Nguyên, trong đó có nghệ thuật tạc tượng, các tỉnh trong khu vực đã tích cực tổ chức các liên hoan văn hóa và các cuộc thi tạc tượng gỗ dân gian. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân, trong bối cảnh hiện nay, đây là dịp để nghệ nhân tạc tượng có đất trình diễn tài năng và cũng là dịp để lớp trẻ học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm quý giá.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân: “Tổ chức những hoạt động liên hoan thế này, có lẽ những nhà nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa dân gian người ta cũng chưa thật sự bằng lòng. Nhưng tôi nghĩ, cũng như trong cồng chiêng, khi môi trường văn hóa truyền thống dần mất đi, ít ra tổ chức những loại hình hoạt động như thế này chúng ta vẫn duy trì được những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của cư dân tại chỗ Tây Nguyên cho các thế hệ đương đại và cho các thế hệ mai sau”.

Tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên là một loại hình nghệ thuật độc đáo, nằm trong Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giá trị văn hóa đặc sắc này đã và đang được các cộng đồng cũng như chính quyền các cấp tại Tây Nguyên nỗ lực duy trì, phát huy. Đó là những tín hiệu đáng mừng để các giá trị văn hóa đặc sắc này trường tồn với đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên./.

Theo Công Bắc/VOV

Tin mới hơn

“Tín ngưỡng thờ mẫu” được UNESCO công nhận là niềm tự hào

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội đua thuyền các huyện đảo trong cả nước

Ngày 22/3, lần đầu tiên Lễ hội đua thuyền giữa các huyện đảo trong cả nước diễn ra tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
“Tín ngưỡng thờ mẫu” được UNESCO công nhận là niềm tự hào

Hơn 5.000 người diễu hành áo dài tại Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 8/3

Các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TW, Thành phố Hồ Chí Minh cùng hơn 5.000 phụ nữ và người yêu áo dài của thành phố cùng đồng diễn tiết mục "Tôi yêu áo dài Việt Nam" trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ.
“Tín ngưỡng thờ mẫu” được UNESCO công nhận là niềm tự hào

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Vườn thi họa là một trong những hoạt động bên lề do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức nhân dịp Lễ hội thơ Nguyên tiêu 2024 vừa qua với mong muốn lan tỏa tình yêu văn học và hội họa tới thế hệ trẻ. Ở trong vườn, các em thanh thiếu nhi ở nhiều lứa tuổi sẽ họa lại các câu thơ chọn lọc về chủ đề "Tiếng ca người Việt Bắc" của các tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn học nghệ thuật ở 6 tỉnh vùng Việt Bắc.
“Tín ngưỡng thờ mẫu” được UNESCO công nhận là niềm tự hào

Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ban hành nhiều quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
“Tín ngưỡng thờ mẫu” được UNESCO công nhận là niềm tự hào

Khai hội chùa Hương

Sáng 15/2/2024 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn 2024 chính thức khai mạc với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện" nhằm khẳng định giá trị văn hóa lễ hội chùa Hương và phát huy giá trị quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Hương Sơn - chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội).

Tin bài khác

Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang, đến nay, dự án đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã cơ bản hoàn thành. Lễ khánh thành dự án được tổ chức vào ngày 24/12/2023 theo đúng tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh được duyệt.
Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ ngày 11/12/2023, khách sử dụng hộ chiếu và sổ thông hành du lịch biên giới chính thức được phép thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (khu vực Bắc Luân II).
Lần đầu tiên triển lãm nghệ thuật đa giác quan Van Gogh tại Việt Nam

Lần đầu tiên triển lãm nghệ thuật đa giác quan Van Gogh tại Việt Nam

Lần đầu có mặt tại Việt Nam, triển lãm nghệ thuật Van Gogh Art Lighting Experience đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ công chúng yêu hội họa trên cả nước.
Ra mắt 15 sản phẩm du lịch đêm Hà Nội: Gia tăng trải nghiệm cho du khách

Ra mắt 15 sản phẩm du lịch đêm Hà Nội: Gia tăng trải nghiệm cho du khách

Lễ ra mắt sản phẩm du lịch đêm Hà Nội nhằm tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa của Hà Nội, mang đến cho du khách, người dân Thủ đô những trải nghiệm độc đáo, mới mẻ.
Tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định 3462 về việc Phê duyệt Đề án tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Đây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội tiêu biểu, có quy mô quốc gia và tầm quốc tế, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc