Facebook Twitter youtube Tiktok

Cuộc chiến hạt nhân suýt nổ ra và bài học còn “nóng hổi” cho Mỹ-Triều

Thế giới
Thế giới đã vài lần được cứu không chỉ nhờ vào những giải pháp ngoại giao khôn ngoan hay quyết định tỉnh táo mà đôi lúc là cả sự may mắn.
aa

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên liên tục leo thang từ đầu năm 2017 đến nay khiến dư luận quốc tế lo ngại về một nguy cơ chiến tranh hạt nhân cận kề mà thế giới từng vài lần đối mặt.

cuoc chien hat nhan suyt no ra va bai hoc con nong hoi cho my trieu
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-14 trong bức ảnh mới nhất do KCNA công bố.

Trong những lần loài người suýt bị hủy diệt vì vũ khí hạt nhân, gần đây nhất là vì căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên năm 2013.

1. Khủng hoảng tên lửa Cuba:

Đến nay, đây có lẽ vẫn là lần thế giới bị đẩy đến gần nhất một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Khủng hoảng tên lửa Cuba là một cuộc đối đầu đáng sợ xảy ra tháng 10/1962 giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết cũ (Liên Xô) vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.

Để đáp trả việc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) xâm lược Vịnh con Lợn (Bay of Pigs) của Cuba nhưng thất bại, cùng với động thái Mỹ triển khai tên lửa đạn đạo ở Thổ Nhĩ Kỳ và Italy, lãnh đạo Liên Xô lúc đó là Nikita Khrushchev đã tán thành gợi ý của lãnh đạo Cuba Fidel Castro hồi tháng 7/1962 về việc đặt vũ khí hạt nhân trên hòn đảo này, cách bờ biển Florida của Mỹ chỉ 180km.

Đến ngày 15/10 năm đó, Mỹ mới phát hiện ra kế hoạch của Liên Xô và ngay lập tức, Tổng thống John F. Kennedy cùng các lãnh đạo quân đội Mỹ đã quyết định bao vây Cuba.

Sau 2 tuần vùng biển Cuba sôi sục vì các đội tàu luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đàm phán giữa Tổng thống Kennedy và lãnh đạo Liên Xô Khrushchev đã đi đến một giải pháp cho cuộc khủng hoảng.

Theo đó, Liên Xô đồng ý dỡ bỏ và chuyển vũ khí của họ ra khỏi Cuba còn Mỹ cam kết sẽ không xâm lược quốc đảo Caribbean nhỏ bé phía Nam. Tổng thống Kennedy cũng được cho là đã bí mật đồng ý với Moscow rằng sẽ rút lui các cụm tên lửa của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đến tháng 11/1962, căng thẳng coi như được xoa dịu hoàn toàn.

Nhận định trên New York Times mới đây, nhà phân tích Robert Litwak thuộc Trung tâm học giả quốc tế Woodrow Wilson cho rằng, căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Triều Tiên giống như là “khủng hoảng tên lửa Cuba phiên bản quay chậm”.

2. Chiến tranh Yom Kippur

Tháng 10/1973, lực lượng Ai Cập và Syria triển khai một cuộc tấn công nhằm vào Israel đúng ngày linh thiêng nhất của người Do Thái với mục đích chiếm lại vùng lãnh thổ để mất trong cuộc chiến Arab – Israel lần thứ 3 năm 1967.

Chính phủ của Thủ tướng Israel Golda Meir đã bị bất ngờ và phản ứng lại bằng việc cho phép kích hoạt và triển khai các đầu đạn hạt nhân cho lực lượng không quân.

Mỹ, đồng minh thân cận của Israel cũng lập tức đưa ra cảnh báo DEFCON-3 và lệnh cho các “pháo đài bay” B-52 sẵn sàng hành động. Mỹ lo ngại rằng nếu Israel sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Syria hay Ai Cập thì Liên Xô cũng sẽ đáp trả Nhà nước Do Thái và khi đó Mỹ phải sẵn sàng có câu trả lời tương xứng.

May mắn là sự can dự của Liên Hợp Quốc đã giúp đạt được một thỏa thuận ngừng bắn giữa Ai Cập và Israel nhưng không phải là trước khi quân đội Israel chịu thương vong nặng nề, còn Syria chịu thất bại quân sự cay đắng khi Israel giành thêm được phần lãnh thổ trên cao nguyên Golan.

3. Tranh cãi về tai nạn hàng không Hàn Quốc năm 1983:

Một trong những hiểu lầm trầm trọng nhất trong Chiến tranh Lạnh là vụ máy bay chiến đấu của Liên Xô bắn rơi máy bay chở khách của Hàn Quốc ngày 1/9/1983, làm 269 người thiệt mạng.

Trong bối cảnh Liên Xô cảnh giác cao độ với máy bay do thám của Mỹ, nước này đã báo động khi máy bay Boeing 747 của Hãng Hàng không Hàn Quốc (Korea Air Lines) bị lệch đường bay từ New York đến Seoul qua Anchorage, Alaska, do chế độ lái tự động gặp trục trặc.

Chiếc máy bay này có ngoại hình khá giống với máy bay do thám của Mỹ như loại Boeing RC-135, do đó, nó đã bị theo dõi sát sao ngay khi lạc vào không phận Liên Xô.

Máy bay quân sự Liên Xô đã bắn cảnh cáo và báo hiệu cho máy bay Hàn Quốc bằng mã quốc tế. Nhưng khi không có tín hiệu trả lời, phi công Liên Xô Gennadi Osipovitch đã được chỉ thị bắn rơi chiếc máy bay này.

cuoc chien hat nhan suyt no ra va bai hoc con nong hoi cho my trieu
Gia đình nạn nhân vụ tai nạn máy bay KAL 007. (Ảnh: News Corp Australia)

Liên Xô từng bác bỏ việc họ biết về vụ việc trên cho đến khi đính chính rằng máy bay chở khách của Hàn Quốc đã bị nhầm là máy bay do thám.

Với tư cách đồng minh của Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ lúc đó là Ronald Reagan đã cáo buộc vụ “tấn công” này là “tội ác chống lại loài người” và “hoàn toàn không công bằng, phi pháp và phi đạo đức”. Vụ việc thổi bùng nguy cơ nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3.

Viễn cảnh đó chỉ được ngăn chặn bằng một quyết định tỉnh táo của sỹ quan Liên Xô. Ba tuần sau vụ tai nạn, một trạm cảnh báo sớm của Liên Xô do ông Stanislav Petrov chỉ huy lại phát hiện nhầm một vài tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ. Nhưng ông Petrov nhận định rằng đây là báo động giả và đã không báo cáo cấp trên, nhờ đó ngăn chặn căng thẳng leo thang thêm mức độ mới.

4. Cuộc chiến biên giới Pakistan - Ấn Độ

Pakistan đã đặt kho vũ khí hạt nhân của nước này vào tình trạng sẵn sàng sử dụng với nước láng giềng Ấn Độ trong cuộc chiến tranh Karrgil năm 1999 ở vùng lãnh thổ tranh chấp Kashmir.

Khi Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ để ngăn chặn căng thẳng leo thang thành chiến tranh, ông đã thừa nhận với Tổng thống Bill Clinton rằng nước này đã sẵn sàng sử dụng kho vũ khí hạt nhân với đối phương. Ông Sharif tin rằng Ấn Độ cũng sẽ làm điều tương tự.

Tổng thống Mỹ lúc đó đã tác động để Pakistan không sử dụng vũ khí hạt nhân và rút lực lượng khỏi khu vực do Ấn Độ kiểm soát ở Kashmir trước khi thuyết phục được Ấn Độ đồng ý ngừng bắn.

Căng thẳng giữa 2 nước láng giềng Nam Á tiếp tục bùng phát vào những năm 2001 và 2002 sau các vụ tấn công nhằm vào Quốc hội Ấn Độ mà thủ phạm được cho là khủng bố Pakistan.

Hai nước tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự dọc Đường ranh giới kiểm soát (LoC) ở Kashmir nhưng đến tháng 10/2002, các nỗ lực ngoại giao quốc tế đã khiến cả Ấn Độ và Pakistan rút bớt quân khỏi biên giới.

5. Căng thẳng Mỹ - Triều 2013

Bài học gần gũi nhất mà đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên Kim Jong-un cần phải xem xét trong bối cảnh họ đều đang giữ những “cái đầu nóng” là căng thẳng của chính 2 nước này vào năm 2013.

Ngày 7/3/2013, Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào Mỹ sau khi Liên Hợp Quốc thông qua các lệnh trừng phạt mới nhằm vào nước này.

Nhà Trắng khi đó vẫn giữ bình tĩnh với tuyên bố nước Mỹ “hoàn toàn có khả năng phòng thủ trước bất cứ vụ tấn công nào bằng tên lửa của Triều Tiên”.

Nhưng Bình Nhưỡng không dừng lại ở đó khi một tháng sau khuyến cáo người nước ngoài rời khỏi Hàn Quốc với tuyên bố rằng 2 nước đang trên bờ vực chiến tranh hạt nhân.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lúc đó là ông Ban Ki-moon cũng nhận định tình hình “vượt ngoài tầm kiểm soát”. Tuy nhiên, giới phân tích lúc đó cho rằng về mặt lý thuyết, khó có thể xảy ra một vụ tấn công thực sự.

Sau các lệnh trừng phạt khắt khe chưa từng có của Liên Hợp Quốc mới đây, Triều Tiên đang lặp lại gần như mọi chi tiết gây căng thẳng cách đây 4 năm nhưng lần này là với năng lực hạt nhân và tấn công bằng tên lửa vượt trội nhờ phát triển thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Còn Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump giờ cũng không còn “kiên nhẫn chiến lược” với Triều Tiên nữa. Thế giới có lẽ cần cả giải pháp ngoại giao khôn ngoan và một chút may mắn để xoa dịu tình huống này./.

Diệu Hương/VOV.VN

Theo vov.vn

Tin mới hơn

Tổng thống Donald Trump: Mỹ phải tránh cuộc chiến hạt nhân bằng mọi giá

Tin 24h ngày 16/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/6, chiều tối và đêm ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Tổng thống Donald Trump: Mỹ phải tránh cuộc chiến hạt nhân bằng mọi giá

Tin 24h 15/6/2024

Trong các ngày 12 và 14-6, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 42 do Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì.
Tổng thống Donald Trump: Mỹ phải tránh cuộc chiến hạt nhân bằng mọi giá

Tin 24h 14/6/2024

Trong khi ở Bắc Bộ chuẩn bị đón mưa lớn thì từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt.
Tổng thống Donald Trump: Mỹ phải tránh cuộc chiến hạt nhân bằng mọi giá

Tin 24h ngày 13/6/2024

Giá xăng tăng trở lại, mặt hàng RON95-III lên ngưỡng 22.235 đồng mỗi lít: Từ 15 giờ ngày 13/6, giá xăng E5 RON92 tăng 169 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 258 đồng/lít; dầu diesel tăng 218 đồng/lít; dầu hỏa tăng 302 đồng/lít, song mặt hàng dầu mazut giảm 396 đồng/kg.
Tổng thống Donald Trump: Mỹ phải tránh cuộc chiến hạt nhân bằng mọi giá

Tin 24h 11/6/2024

Trận mưa lũ lớn nhất trong suốt 30 năm qua tại Hà Giang đã làm 3 người chết, trên 1.000 ngôi nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại hơn 24 tỷ đồng do mưa lũ, nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng, sạt lở nặng nề.... Mưa lũ đi qua, để lại những tình cảm quân dân thắm thiết, nhân dân đoàn kết một lòng sẻ chia khó khăn cùng nhau vượt gian khó.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 9/6/2024

Tin 24h ngày 9/6/2024

Sau phiên lao dốc cuối tuần qua và khả năng Fed sẽ không hạ lãi suất tuần sau, chuyên gia Phố Wall dự báo vàng sẽ tiếp tục giảm giá.
Tin 24h 5/6/2024

Tin 24h 5/6/2024

Ngày 5/6, do ảnh hưởng của vùng mây đối lưu, trên địa bàn thành phố Hà Nội có mưa to cục bộ tại quận Hà Đông (72mm), quận Nam Từ Liêm (68mm), huyện Thường Tín (41,3mm), huyện Thanh Oai (33,6mm). Thời gian mưa tập trung từ 4 giờ 50 phút đến 6 giờ 10 phút. Do mưa lớn, nước mưa không tiêu thoát kịp nên đã gây ngập úng tại một số khu vực, điển hình như ở Tổ dân phố số 1+4 phường Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội)...
Tin 24h 3/6/2024

Tin 24h 3/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/6, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%. Từ ngày 4/6, nắng nóng giảm dần trên khu vực Bắc Bộ.
Điểm sự kiện từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024

Điểm sự kiện từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024

Từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 2/6/2024

Tin 24h ngày 2/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 2/6, nhiều nơi thuộc khu vực Bắc Bộ chiều tối có mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trung Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc