Facebook Twitter youtube Tiktok

Chuyên gia cảnh báo Biển Đông âm ỉ như 'nồi súp đang ninh'

Thế giới
Diễn biến ở Biển Đông không căng thẳng như trước nhưng ẩn chứa nguy cơ lớn khi Trung Quốc tăng ảnh hưởng trên nhiều phương diện.
aa
chuyen gia canh bao bien dong am i nhu noi sup dang ninh
Đội tàu Trung Quốc diễn tập ở Biển Đông hồi tháng 3/2018. Ảnh: SCMP.

Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 51 (AMM 51) ở Singapore hồi đầu tháng 8/2018, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan thông báo ASEAN và Trung Quốc đã đạt được dự thảo văn bản đơn nhất về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Đây được coi là một tiến triển ở Biển Đông sau nhiều năm thảo luận giữa ASEAN và Trung Quốc, khi trước đó các nước đưa ra các phiên bản dự thảo khác nhau.

Theo một quan chức của Bộ Ngoại giao Việt Nam mới đây chia sẻ với VnExpress, dự thảo văn bản COC duy nhất này là một trong ba điểm mới về vấn đề Biển Đông tại AMM 51. Ngoài ra, các nước ASEAN đã đồng nhất ghi nhận lo ngại về hoạt động bồi đắp tôn tạo ở Biển Đông, cho rằng nó ảnh hưởng đến lòng tin, gia tăng căng thẳng ở khu vực, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định thế giới. Các nước cũng đã xác định được vị trí của ASEAN trong sự bất ổn, bất định trong khu vực và thế giới, từ đó quyết tâm thống nhất duy trì vai trò trọng tâm của Hiệp hội.

"Điều này cho thấy sự quan tâm của các thành viên ASEAN về tình hình thực địa ở Biển Đông, cho thấy sự trở lại của tập thể ASEAN, tất cả 10 nước đều quan tâm đến vấn đề này", quan chức này nói.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích tỏ ra thận trọng trước diễn biến được cho là lạc quan ở khu vực.

Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, chuyên gia tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore (RSIS), đánh giá việc ASEAN và Trung Quốc thống nhất nội dung COC là động thái "giống như hòa giải", cảnh báo các bên có thể bị ru ngủ bởi những "đột phá" gần đây về COC.

Collin nhận định sự "đồng lòng" của tất cả các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông tại AMM lần thứ 51 là do các thành viên đều lo ngại về sự bất ổn ở khu vực. Ông nêu rõ Trung Quốc đang nỗ lực giành thêm kiểm soát ở Biển Đông, thực hiện các hoạt động "như thường lệ", gồm củng cố các đảo nhân tạo và quân sự hóa, dưới cái tên "chuẩn bị cho phòng thủ", "chuẩn bị chiến tranh trong tương lai". Trên thực địa, Trung Quốc đang gia tăng xây dựng năng lực quân sự và tuần duyên, "đánh cược" bằng việc gia tăng quân sự hóa, triển khai tên lửa đến Trường Sa, điều các máy bay ném bom chiến lược ở Hoàng Sa, cũng như các cuộc diễn tập quân sự thường xuyên hơn.

Liên tục từ tháng 3/2018 đến nay, Trung Quốc đã tổ chức 8 cuộc diễn tập và tập trận ở Biển Đông, trong đó có các cuộc bắn đạn thật. Các lực lượng tham gia gồm Hải quân, Không quân, Hải cảnh, triển khai các thiết bị quân sự như biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, máy bay ném bom H-6K, tiêm kích Su-30 và Su-35, trực thăng săn ngầm Z-9.

Trung Quốc còn tăng cường xua đuổi máy quân sự của các nước đi qua Biển Đông. Điển hình là vụ Trung Quốc phát thông điệp cảnh báo và xua đuổi máy bay tuần thám P-8A của hải quân Mỹ hôm 10/8 bay qua và chứng kiến hành vi quân sự hóa trái phép của Trung Quốc tại 4 đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc cũng đe dọa về "hậu quả" khi phi cơ Philippines bay qua đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp phi pháp trên Biển Đông.

Ngoài hoạt động quân sự, Trung Quốc còn triển khai các hoạt động dân sự nhằm tăng cường kiểm soát ở Biển Đông. Hôm 31/7, Bắc Kinh lần đầu tiên đưa tàu Nan Hai Jiu 115 đồn trú tại đá Subi, một trong 7 đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu này được trang bị bãi đáp đủ sức tiếp nhận trực thăng hạng trung.

Trên phương diện ngoại giao, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đầu tháng 8 tại AMM 51 thừa nhận việc quân sự hóa trên Biển Đông, biện bạch rằng việc này nhằm "tự vệ", do sức ép từ việc Mỹ và đồng minh đưa "lượng lớn vũ khí chiến lược tới khu vực".

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc công khai thừa nhận hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông. Trong Đối thoại Shangri-La hồi tháng 6, trung tướng Hà Lôi (He Lei), phó giám đốc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, ngang nhiên cho rằng việc triển khai binh sĩ và vũ khí trên các đảo ở Biển Đông là "nằm trong quyền chủ quyền của Trung Quốc và được luật pháp quốc tế cho phép". Các tuyên bố ngang ngược về việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc đi ngược lại cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra năm 2015 rằng Bắc Kinh không có kế hoạch lập các căn cứ quân sự ở Biển Đông. Hành động phản bội cam kết của chính mình đã khiến Trung Quốc hứng chịu nhiều chỉ trích tại Diễn đàn an ninh châu Á hồi tháng 6 tại Singapore.

Theo chuyên gia Collin, trong khi Trung Quốc tăng cường hoạt động, các cường quốc bên ngoài khu vực cũng thể hiện mối quan tâm hơn ở Biển Đông. Tàu của Canada, Anh đã cùng Mỹ hiện diện quân sự cùng các đồng minh khác như Australia và Nhật Bản. Pháp cũng đang muốn tham gia.

"Các đối thủ lớn đang gia tăng cạnh tranh ở Biển Đông, không chỉ có Mỹ và Trung Quốc. Các diễn biến này khiến các nước thành viên ASEAN thêm lo ngại về nguy cơ bất ổn ở Biển Đông. Vì thế họ thể hiện mối quan tâm cao hơn ở khu vực này", Tiến sĩ Collin nói.

Ông dự đoán các cường quốc bên ngoài khu vực sẽ gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, vì khu vực này là nơi có lợi ích hàng hải chung của toàn cầu. "Không thể trông đợi bên nào thoái lui hoạt động của mình, dù COC có tiến triển hay không. Điều này tạo nên một sự bất ổn lâu dài ở Biển Đông mà mọi người cần đối phó", Collin nhấn mạnh.

Tiến sĩ Collin ví Biển Đông giống "nồi súp đang được ninh", không căng thẳng như thời điểm trước khi Tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết Biển Đông hồi tháng 7/2016, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, cũng nêu bật cảnh báo về COC, nhận định Trung Quốc đang gia tăng đàm phán với các thành viên ASEAN về COC do Bắc Kinh muốn loại bỏ các cường quốc khác trong việc phát triển chung dầu khí, diễn tập quân sự và bảo vệ môi trường biển. Điều này thể hiện rõ trong dự thảo đơn nhất về COC.

Thayer, chuyên gia lâu năm về an ninh châu Á, lưu ý Trung Quốc đang dùng vỏ bọc ngoại giao để gia tăng quân sự hoá ở Biển Đông bằng cách triển khai các radio làm nhiễu âm điện tử, tên lửa đất đối không và tên lửa chống hạm ở các đảo nhân tạo. Đây là một phần phản ứng của Trung Quốc với bước đi của chính quyền Trump về tuần tra tự do hàng hải, với số ngày tàu xuất hiện trên Biển Đông tăng từ 700 năm 2016 lên 900 năm ngoái. Mỹ cũng tiếp tục điều máy bay ném bom đến tuần tra khu vực này, xuất phát từ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương và đảo Guam.

Ông cho rằng "nhiệt độ đang gia tăng trong phích nước ở Biển Đông" nhưng chưa đạt đến điểm sôi, do chưa có vụ việc nào như Trung Quốc chặn máy bay tuần tra trên biển của Mỹ ở Biển Đông hay có sự vụ nào trên biển giữa tàu chiến Trung Quốc và Hải quân Mỹ.

Theo Thayer, sự khác biệt trong việc ASEAN thể hiện như thế nào trong mỗi kỳ họp AMM có thể lý giải bằng vai trò Chủ tịch, khi Philippines đảm nhận năm ngoái và năm nay là Singapore. Một nhân tố khác quan trọng khiến các thành viên ASEAN xích lại gần nhau hơn là việc ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí về bản dự thảo đơn nhất của COC.

"Đây là một bộ quy tắc lạc quan và các thành viên ASEAN cùng tham gia hoàn tất thảo luận với Trung Quốc về COC. Điều này có thể khiến ASEAN dễ dàng đồng lòng", Thayer nêu rõ.

Ông Jay Batongbacal, giám đốc Viện Hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines, đánh giá các nước ASEAN coi sự chi phối của Trung Quốc là mối nguy tiềm ẩn trong tương lai với sự độc lập của họ, do đó họ bắt đầu liên kết lại, dựa trên cơ sở lợi ích chung trước Trung Quốc.

Bắc Kinh dường như đang nỗ lực đưa Biển Đông trở thành khu vực của riêng mình, khiến các nước Đông Nam Á nhỏ hơn phải từ bỏ lợi ích thương mại từ các hoạt động kinh tế trên biển.

"Trung Quốc càng tăng cường đòi yêu sách, các nước Đông Nam Á càng coi đó là nguy cơ, bất chấp sự chi phối kinh tế và quân sự, Bắc Kinh sẽ không bao giờ được khu vực chấp thuận những điều nước này áp đặt", Batongbacal nói.

Theo Việt Anh/ VnExpress

Tin mới hơn

Biển Đông sẽ có nhiều diễn biến khó lường trong năm 2017

Tin 24h ngày 16/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/6, chiều tối và đêm ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Biển Đông sẽ có nhiều diễn biến khó lường trong năm 2017

Tin 24h 15/6/2024

Trong các ngày 12 và 14-6, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 42 do Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì.
Biển Đông sẽ có nhiều diễn biến khó lường trong năm 2017

Tin 24h 14/6/2024

Trong khi ở Bắc Bộ chuẩn bị đón mưa lớn thì từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt.
Biển Đông sẽ có nhiều diễn biến khó lường trong năm 2017

Tin 24h ngày 13/6/2024

Giá xăng tăng trở lại, mặt hàng RON95-III lên ngưỡng 22.235 đồng mỗi lít: Từ 15 giờ ngày 13/6, giá xăng E5 RON92 tăng 169 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 258 đồng/lít; dầu diesel tăng 218 đồng/lít; dầu hỏa tăng 302 đồng/lít, song mặt hàng dầu mazut giảm 396 đồng/kg.
Biển Đông sẽ có nhiều diễn biến khó lường trong năm 2017

Tin 24h 11/6/2024

Trận mưa lũ lớn nhất trong suốt 30 năm qua tại Hà Giang đã làm 3 người chết, trên 1.000 ngôi nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại hơn 24 tỷ đồng do mưa lũ, nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng, sạt lở nặng nề.... Mưa lũ đi qua, để lại những tình cảm quân dân thắm thiết, nhân dân đoàn kết một lòng sẻ chia khó khăn cùng nhau vượt gian khó.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 9/6/2024

Tin 24h ngày 9/6/2024

Sau phiên lao dốc cuối tuần qua và khả năng Fed sẽ không hạ lãi suất tuần sau, chuyên gia Phố Wall dự báo vàng sẽ tiếp tục giảm giá.
Tin 24h 5/6/2024

Tin 24h 5/6/2024

Ngày 5/6, do ảnh hưởng của vùng mây đối lưu, trên địa bàn thành phố Hà Nội có mưa to cục bộ tại quận Hà Đông (72mm), quận Nam Từ Liêm (68mm), huyện Thường Tín (41,3mm), huyện Thanh Oai (33,6mm). Thời gian mưa tập trung từ 4 giờ 50 phút đến 6 giờ 10 phút. Do mưa lớn, nước mưa không tiêu thoát kịp nên đã gây ngập úng tại một số khu vực, điển hình như ở Tổ dân phố số 1+4 phường Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội)...
Tin 24h 3/6/2024

Tin 24h 3/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/6, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%. Từ ngày 4/6, nắng nóng giảm dần trên khu vực Bắc Bộ.
Điểm sự kiện từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024

Điểm sự kiện từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024

Từ ngày 27/5 đến ngày 2/6/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 2/6/2024

Tin 24h ngày 2/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 2/6, nhiều nơi thuộc khu vực Bắc Bộ chiều tối có mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trung Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc