Facebook Twitter youtube Tiktok

Từ cổ phần hoá Điện Quang: Nguy cơ trục lợi, thao túng từ cổ phần hóa

Kinh tế
Cần quy định, giám sát chặt chẽ công tác cổ phần hóa trước nguy cơ thâu tóm cổ phần, biến tài sản nhà nước thành tài sản cá nhân hoặc lợi ích nhóm.
aa

Cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ đã và đang được triển khai quyết liệt. Đây là quá trình chuyển đổi đầy khó khăn và phức tạp. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có những quy định hoặc giám sát chặt chẽ thì đây là thời điểm dễ xảy ra nguy cơ thâu tóm cổ phần, biến tài sản nhà nước thành của riêng cá nhân hoặc lợi ích nhóm.

Câu chuyện về khối tài sản “khủng” cũng như số cổ phần nắm giữ của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và người thân trong gia đình đang nắm giữ tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang vẫn đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

tu co phan hoa dien quang nguy co truc loi thao tung tu co phan hoa

Quá trình cổ phần hóa DNNN vẫn còn không ít lỗ hổng đáng lo ngại. (Ảnh minh họa: KT)

Công ty này vốn là doanh nghiệp nhà nước nhưng đã cổ phần hóa vào năm 2005. Hiện, Nhà nước không nắm giữ cổ phần nào tại doanh nghiệp này. Đây cũng là việc bình thường, vì chủ trương của Nhà nước là sẽ dần rút vốn ở những nơi nhà nước không cần nắm giữ, thay vào đó là huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và thay đổi mô hình quản trị.

Tuy nhiên, dư luận đặt nhiều câu hỏi về việc các thành viên trong gia đình Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa hiện nắm giữ tới 11,8 triệu cổ phiếu, chiếm 34,12% vốn điều lệ doanh nghiệp, ước tính giá trị gần 700 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cho rằng, cần truy lại quá trình giao dịch thâu tóm cổ phiếu tại Điện Quang của các cổ đông lớn, trong đó có bà Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và những người thân trong gia đình.

Đặc biệt, sau khi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn, bán hơn 3,9 triệu cổ phiếu Điện Quang vào năm 2014 theo hình thức thỏa thuận, không tổ chức bán đấu giá công khai và một trong những người mua là họ hàng với bà Thoa. Một năm sau, số cổ phiếu đó được bán đi và người mua lại chính là ông Hồ Quỳnh Hưng (em trai Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa) Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.

“Đợt SCIC bán vốn ở Điện Quang, lúc đó thị trường chứng khoán đã phát triển rồi, sao không bán đấu giá công khai để nhà nước thu được nhiều hơn, mà lại bán theo thỏa thuận? Nói về vấn đề thoái vốn nhà nước cần chính sách cụ thể hơn, không để cho cơ quan đại diện tùy chọn. Bán vốn theo thỏa thuận dễ bị tiêu cực, nhiều nhà đầu tư không mua được vì giao dịch ngầm. Thực tế đã có nhóm lợi ích và không phải bán đấu giá công khai”, ông Hải nêu ý kiến.

Quá trình cổ phần hóa thoái vốn ở Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy sự phức tạp và khó khăn trong quá trình thoái vốn, cổ phần hóa tại các doanh nghiệp Nhà nước và có nguy cơ dễ xảy ra thất thoát tài sản hoặc biến tài sản nhà nước thành của riêng, nếu không quy định chặt chẽ về bán vốn nhà nước.

Nhìn lại quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ năm 1991 đến nay, các chuyên gia cho rằng vẫn còn không ít lỗ hổng đáng lo ngại. Đó là sự thiếu minh bạch trong quá trình bán vốn nội bộ theo thỏa thuận. Những người trong cuộc nắm rõ thông tin, có thể thao túng để mua với giá thấp. Vì vậy số tiền mà Nhà nước thu thực tế đã bị thất thoát trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp.

Thậm chí, không loại trừ trường hợp người đứng đầu doanh nghiệp cố ý buông lỏng quản lý, để làm ăn thua lỗ trước khi cổ phần hóa nhằm “hạ giá” tài sản nhà nước trong doanh nghiệp. Sau đó, họ tìm cách mua bán, thâu tóm cổ phiếu, để người thân trong gia đình nắm vị trí quan trọng trong công ty…

Ngay cả việc định giá tài sản đất đai để đưa vào cổ phần hóa vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều lô “đất vàng” có giá thị trường rất cao, nhưng đưa vào xác định thành giá trị tài sản của doanh nghiệp khi cổ phần hóa lại thấp. Đây cũng chính là một kẽ hở lớn dễ bị nhóm lợi ích trục lợi.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, cổ phần hóa nhiều nhưng vẫn chưa có luật về cổ phần hóa, đấy là một kẽ hở lớn. Có nhiều doanh nghiệp nhà nước sau một thời gian lại rơi vào nhóm lợi ích.

“Nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng không công bố ai là cổ đông cho thấy sơ hở lớn trong công khai minh bạch, làm cho nhiều người trục lợi và mua cổ phần ưu đãi để giàu lên từ đó. Hướng tới cần phải có luật cổ phần hóa để quy định chặt chẽ về công khai minh bạch từng bước về giá trị, về người mua”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận xét.

Bản chất cổ phần hóa là rút vốn nhà nước ở những lĩnh vực nhà nước không cần tiếp tục nắm giữ, thay vào đó là huy động vốn đầu tư của toàn xã hội vào sản xuất kinh doanh. Nhà nước không cấm các cá nhân mua cổ phần doanh nghiệp, trở thành cổ đông của công ty.

Tuy nhiên, trong thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, không ít người lợi dụng thay đổi chính sách để trục lợi, làm giàu nhanh chóng từ nguồn cổ phần hay đất đai…

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, những năm gần đây, nhiều văn bản pháp luật ra đời nhằm hạn chế đến mức tối đa sự việc đó. Quá trình cổ phần hóa đến thời điểm hiện nay, tuy số lượng đạt mục tiêu đặt ra nhưng tỷ lệ vốn mà Nhà nước thoái ra chưa đến 15%.

“Kinh nghiệm thực tế từ các nước chuyển đổi mô hình kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường như ở các nước Đông Âu đã hình thành lên một bộ phận triệu phú, tỷ phú từ nguồn lợi cổ phần hóa, từ đất đai. Trong chính sách của chúng ta cố gắng hạn chế đến mức tối đa sự việc đó. Hiện nay đã có tương đối đầy đủ văn bản pháp luật trong việc thoái vốn, quy định bán đấu giá công khai minh bạch. Doanh nghiệp IPO rồi phải niêm yết trên sàn Hà Nội hoặc TP HCM. Hiện chúng ta đang triển khai theo những quy định mà Chính phủ và Quốc hội ban hành. Những văn bản đấy đang có giá trị và tác động tích cực đưa những nguyên tắc nền kinh tế thị trường vào mua bán sáp nhập doanh nghiệp.”

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết liệt, để tới năm 2020 chỉ còn 103 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 4 năm tới cần sắp xếp, cổ phần hóa 240 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có tới hơn 100 doanh nghiệp trong diện thoái vốn quy mô lớn.

Các chuyên gia đề nghị, cần tăng tính minh bạch, công khai quá trình mua bán cổ phần, giám sát chặt quá trình cổ phần hóa để hạn chế trục lợi làm thất thoát tài sản sản nước hoặc biến doanh nghiệp nhà nước thành tài sản gia đình./.

Theo Việt Hà/VOV-Trung tâm tin

Tin mới hơn

Cổ phần hóa doanh nghiệp: Tỷ lệ bán vốn Nhà nước rất thấp

Sẽ có 4 ngân hàng được mua vàng theo mức giá do NHNN xác định

Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định dừng đấu thầu vàng; đồng thời sắp triển khai phương án bình ổn thay thế. Ngày 29/5, ông Phạm Quang Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quan vấn đề này.
Cổ phần hóa doanh nghiệp: Tỷ lệ bán vốn Nhà nước rất thấp

Thực hiện ngay việc thanh, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Cổ phần hóa doanh nghiệp: Tỷ lệ bán vốn Nhà nước rất thấp

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; Hoàn thành nghị định mới về cải cách tiền lương... sẽ là những chính sách có hiệu lực nổi bật trong tháng 5/2024.
Cổ phần hóa doanh nghiệp: Tỷ lệ bán vốn Nhà nước rất thấp

Tin 24h ngày 27/4/2024

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Cổ phần hóa doanh nghiệp: Tỷ lệ bán vốn Nhà nước rất thấp

"Không được ép buộc mua bảo hiểm kèm sản phẩm của ngân hàng"

(Dân trí) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm và xử lý nghiêm vi phạm; không được ép buộc

Tin bài khác

Giá vàng SJC đổ xô mọi kỷ lục, áp sát 82 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC đổ xô mọi kỷ lục, áp sát 82 triệu đồng mỗi lượng

Diễn biến bùng nổ của giá vàng thế giới tiếp tục ảnh hưởng tích cực tới thị trường trong nước. Hiện giá vàng SJC đã lên mức 81,8 triệu đồng mỗi lượng, cao nhất từ trước đến nay.
Giá vàng sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng

Giá vàng sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần qua.
Phát triển ngành Xây dựng theo hướng hiện đại

Phát triển ngành Xây dựng theo hướng hiện đại

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 179/QĐ-TTg ngày 16/2/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Các cửa khẩu tại Lạng Sơn thông quan hàng hóa trở lại

Các cửa khẩu tại Lạng Sơn thông quan hàng hóa trở lại

Sáng 18/2, tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, gồm cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu liên vận ga quốc tế Đồng Đăng (huyện Cao Lộc); cửa khẩu song phương Chi Ma (huyện Lộc Bình); cửa khẩu phụ Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam, cửa khẩu Na Hình (huyện Văn Lãng) và cửa khẩu phụ Nà Nưa (huyện Tràng Định), đã chính thức thực hiện thông quan hàng hóa bình thường.
Giữa xu hướng giảm, đã có ngân hàng nhích tăng lãi suất trở lại

Giữa xu hướng giảm, đã có ngân hàng nhích tăng lãi suất trở lại

Lãi suất ngân hàng sau Tết Nguyên đán tiếp tục biến động. Tuy nhiên, không chỉ ghi nhận xu hướng giảm như các đợt điều chỉnh trước, đã có ngân hàng nhích tăng trở lại.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc