Facebook Twitter youtube Tiktok

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV

Bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp
Sáng 20/7, ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh khóa XIV tiến hành thảo luận, giải trình làm rõ các nội dung trình tại kỳ họp và thực hiện chất vấn, trả lời chất vấn tại hội trường.
aa

Kỳ họp thứ mười ba, HĐND tỉnh Thái Nguyên khoá XIV được truyền hình trực tiếp trên kênh TN1 của Đài PT - TH Thái Nguyên; trực tuyến trên Trang Thông tin điện tử tại địa chỉ Thainguyentv.vn.

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tham dự phiên họp có các đồng chí: Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; đồng chí Trịnh Việt Hùng, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh; đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; lãnh đạo các ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh.

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đại biểu tham dự Kỳ họp.

7h 30 phút: Mở đầu chương trình làm việc, Tổ Thư ký đã thông tin báo cáo tổng hợp ý kiến quả thảo luận tổ tới các đại biểu. Trong buổi chiều ngày 19/7, tại thảo luận tổ, đã có 94 lượt ý kiến thảo luận, trong đó có 38 ý kiến trực tiếp, 56 ý kiến gửi bằng văn bản của các đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu khách mời thảo luận về các nội dung được trình tại kỳ họp và các nội dung liên quan khác.

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Nguyễn Quốc Hữu, Tổ trưởng Tổ thư ký báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ.

Cơ bản các đại biểu đều đánh giá cao sự chuẩn bị của các cơ quan chức năng và chất lượng của các văn bản; nhiều nội dung góp ý bổ sung, chỉnh sửa văn bản đã được cơ quan soạn thảo nghiêm túc tiếp thu và điều chỉnh phù hợp, đúng quy định của pháp luật. Trong đó, các ý kiến tập trung vào một số nội dung như: Tình hình phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023; giải pháp tăng thu ngân sách, nhất là nguồn thu tiền sử dụng đất và thuế xuất nhập khẩu; giải pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; việc điều hành, phân bổ vốn cho các dự án phải đi liền với việc quản lý, giám sát hiệu quả nguồn vốn; giải pháp để nâng cao năng lực nội tại của các doanh nghiệp trong nước, trong bối cảnh doanh nghiệp khu vực đầu tư nước ngoài đang gặp khó. Bên cạnh đó, vấn đề đầu tư hạ tầng giao thông vùng còn khó khăn; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất; giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân; chế độ chính sách cho một số đối tượng đặc thù, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng khu vực dịch vụ, du lịch,… và triển khai cụ thể hóa các Nghị quyết được ban hành tại kỳ họp cũng là những nội dung được quan tâm trong phiên thảo luận tổ. Cũng trong phiên làm việc buổi sáng ngày làm việc thứ hai, HĐND tỉnh đã tiến hành phiên giải trình và thực hiện phiên chất vấn, trả lời chất vấn đối với những nội dung quan tâm và các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết được trình tại kỳ họp.

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV

Trên cơ sở ý kiến thảo luận tại Tổ của các đại biểu và báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, Chủ tọa kỳ họp đề nghị UBND tỉnh báo cáo, giải trình làm rõ một số nội dung sau:

Đồng chí Hà Văn Dương, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giải trình đối với một số nội dung liên quan đến Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; và Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương.

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đồng chí Hà Văn Dương, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giải trình.

* Về khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2023 là 8,5%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,5%; thu ngân sách đạt 20.000 tỷ đồng, trao đổi, làm rõ giải pháp cần tập trung triển khai, thực hiện 6 tháng cuối năm để đạt được các mục tiêu nêu trên:

+ Kết quả tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm đạt 5,17%. Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023 đạt 8,5% thì kết quả tăng trưởng GRDP 6 tháng cuối năm 2023 cần đạt 11,3%. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,29%; công nghiệp - xây dựng đạt 13,43%; dịch vụ và thuế đạt 8,12%. Để hoàn thành mục tiêu trên cần đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực công nghiệp (ngành công nghiệp chiếm khoảng 52% trong cơ cấu kinh tế). Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm 2023 cần đạt 615,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó Khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần đạt 569,2 nghìn tỷ đồng.

- Về mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,5%: Để hoàn thành mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2023 đạt 1,02 triệu tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2022 thì kết quả 6 tháng cuối năm phải đạt 615,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ.

- Về mục tiêu thu ngân sách đạt 20.000 tỷ đồng: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2023 đạt 7.658 tỷ đồng, đạt 38,3% dự toán HĐND tỉnh giao. Để hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2023 thì tổng thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm cần đạt 12.342 tỷ đồng, trong đó thu nội địa cần đạt khoảng 10.308 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất cần đạt 4.148 tỷ đồng; Thu xuất nhập khẩu cần đạt 2.034 tỷ đồng.

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đoàn Chủ tịch điều hành Kỳ họp.

Về giải pháp hoàn thành các mục tiêu: Chủ động theo dõi chặt chẽ tình hình thế giới và trong nước, tăng cường phân tích, dự báo để có giải pháp hiệu quả, phù hợp với thực tiễn. Thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Trung ương, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, chú trọng vào ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ; triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tích cực trao đổi, khuyến khích, động viên, hỗ trợ các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp khai khoáng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

+ Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các dự án trọng điểm có tính liên kết vùng; phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao năm 2023.

+ Tiếp tục rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, chống thất thu, nợ đọng thuế.

+ Khẩn trương thực hiện xác định giá đất, cho thuê đất tại các Khu, cụm công nghiệp, trong đó có Khu công nghiệp Sông Công II. Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án khu dân cư, khu đô thị, trong đó tập trung thực hiện xác định giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất. Đôn đốc các doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn kịp thời nộp ngân sách nhà nước; phấn đấu hoàn thành dự toán thu tiền sử dụng đất được giao.

Dự báo bối cảnh, tình hình quốc tế và trong nước trong 6 tháng cuối năm 2023 còn không ít khó khăn, thách thức, khó chuyển biến nhanh theo hướng tích cực. Nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu trên là rất nặng nề, đòi hỏi sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp; phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, tận dụng tối đa các cơ hội để phấn đấu kết quả cao nhất theo mục tiêu đề ra.

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV

* Về nội dung giải trình đối với báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 139/NQ-HĐND ngày 12/8/2021, nguyên nhân, lý do một số công trình dự án đã được HĐND tỉnh kéo dài thời gian bố trí vốn tại Nghị quyết 139/NQ-HĐND nhưng đến nay vẫn tiếp tục trình HĐND tỉnh quyết định thời gian bố trí vốn. Theo đó, tổng số dự án được quyết định thời gian bố trí vốn tại Nghị quyết số 139 là 468 dự án. Số dự án đảm bảo thời gian bố trí vốn là 455 dự án, 13 dự án chưa đảm bảo thời gian bố trí vốn. Nguyên nhân phải kéo dài thời gian bố trí vốn là do: chủ đầu tư, nhà thầu chậm hoàn thiện thủ tục, hồ sơ phê duyệt quyết toán theo quy định; vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án; một số dự án cần thiết điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh dự án.

Đồng chí Hà Văn Dương cũng đã giải trình, phân tích, làm rõ biện pháp để khắc phục tình trạng chậm phê duyệt quyết toán các dự án. Theo đó, nguyên nhân chậm phê duyệt là do: một số chủ đầu tư và nhà thầu chậm lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành, việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ quyết toán dự án kéo dài. Một số dự án khi chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành còn thiếu các hồ sơ pháp lý nên chưa đủ cơ sở để thẩm tra, trình phê duyệt quyết toán. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp đó là: xác định rõ các dự án chậm hoàn thiện hồ sơ quyết toán dự án, thực hiện kiểm điểm trách nhiệm, xác định rõ nguyên nhân, giải pháp khắc phục; xử lý các vi phạm theo quy định; nghiêm túc chấp hành thời gian lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tự dự án hoàn thành; kiểm tra, rà soát các dự án đủ điều kiện để đưa công trình vào khai thác sử dụng, lập hồ sơ thủ tục trình cơ quan chuyên môn thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu, hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt quyết toán theo quy định.

Tiếp theo, đồng chí Nguyễn Minh Quang, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính giải trình về kết quả thu ngân sách từ nguồn thu tiền sử dụng đất và sắp xếp lại nhà, đất 6 tháng đầu năm 2023 và từ năm 2021 đến nay. Giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu này để bố trí đủ vốn cho các dự án, công trình trong danh mục đầu tư công năm 2024, danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đồng chí Nguyễn Minh Quang, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính giải trình tại Kỳ họp.

Đối với nội dung: “Báo cáo kết quả thu ngân sách từ nguồn thu tiền sử dụng đất và sắp xếp lại nhà, đất 6 tháng đầu năm 2023 và từ năm 2021 đến Giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu này để bố trí đủ vốn cho nay. các dự án, công trình trong danh mục đầu tư công năm 2024, danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025”:

- Thực hiện thu ngân sách nhà nước từ nguồn thu tiền sử dụng đất (trong đó bao gồm nguồn thu sắp xếp lại nhà, đất)

+ Năm 2021: Dự toán HĐND tỉnh giao 2.587 tỷ đồng; thực hiện 4.877 tỷ đồng

+ Năm 2022: Dự toán HĐND tỉnh giao 4.660 tỷ đồng; thực hiện 4.435 tỷ đồng

+ Thực hiện 6 tháng năm 2023 4.800 tỷ đồng; thực hiện 658 tỷ đồng

Trong 6 tháng đầu năm 2023, thu tiền sử dụng đất đạt 34,3% so với cùng kỳ năm trước, bằng 13,7% so với dự toán Bộ Tài chính và HĐND tỉnh giao.

- Giải pháp để thực hiện thu tiền sử dụng đất 6 tháng cuối năm 2023 và năm 2024, 2025: Căn cứ vào dự toán ngân sách năm 2023 được HĐND tỉnh giao và sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh để hoàn thành mục tiêu thu ngân sách năm 2023 cũng như thu tiền sử dụng đất, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện đẩy mạnh thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất năm 2023 theo chỉ đạo của UBND tỉnh, cụ thể:

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đồng chí Lê Văn Tâm, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tham gia chất vấn tại Kỳ họp.

Đối với UBND các huyện, thành phố: Thực hiện đồng bộ các giải pháp, chỉ đạo quyết liệt hoàn thành chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất được HĐND tỉnh giao năm 2023; Trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất, công khai các doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp cố tình chây ỳ, chậm nộp vào ngân sách nhà nước; Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án giá đất đảm bảo tiến độ, trình Hội đồng giá đất của tỉnh thẩm định; Căn cứ dự toán thu ngân sách được giao, thực hiện rà soát các dự án khu dân cư, khu đô thị, khu đất bán đấu giá, các dự án triển khai năm 2023 và các năm tiếp theo để xây dựng kế hoạch thu ngân sách đối với từng dự án; kịp thời báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các sở, ngành để xem xét, chỉ đạo; Chỉ đạo các phòng, ban phối hợp chặt chẽ với Chi Thuế trong việc luân chuyển giải quyết các hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính cho hộ gia đình, cá nhân có phát sinh tiền sử dụng đất để thông báo và đôn đốc thu nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước; Phối hợp với chủ đầu tư các dự án khu dân cư, khu đô thị đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định; Chủ động triển khai thực hiện xác định, thẩm định và phê duyệt giá đất để đấu giá đất cho các hộ cá nhân theo uỷ quyền của UBND tỉnh...

Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường: Căn cứ vào quyết định giao đất của UBND tỉnh và trên cơ sở đề xuất của UBND huyện, chủ động thuê đơn vị tư vấn xây dựng phương án giá và có trách nhiệm nghiệm thu chứng từ gửi Hội đồng giá đất thẩm định. Cục thuế tỉnh thông báo và đôn đốc kịp thời tiền sử dụng đất phát sinh phải nộp vào ngân sách Nhà nước; chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ và cưỡng chế nợ tiền sử dụng đất theo quy định. Bám sát tiến độ thu tiền sử dụng đất, kịp thời báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc phát sinh để có ý kiến chỉ đạo…

Đồng chí Nguyễn Bá Chính, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương báo cáo đánh giá hiệu quả và đóng góp của 14 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; giải pháp để thực hiện thu hút đầu tư và thực hiện lấp đầy các Cụm công nghiệp.

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đồng chí Nguyễn Bá Chính, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương trình bày báo cáo.

Các CCN đi vào hoạt động đã thu hút được 60 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, với tổng vốn đăng ký đầu tư của 60 dự án là 8.502 tỷ đồng; đã tạo việc làm cho trên 10.897 người lao động; việc các CCN vào hoạt động đã góp phần trong quan trọng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư sản xuất theo hướng tập יסי: trung, tăng tỷ trọng công nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và góp phần đóng góp vào hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết của HĐND tỉnh đã đề ra.

Bên cạnh đó, việc phát triển các CCN đã tạo quỹ đất sạch, thu hút các Nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động địa phương, tăng thu ngân sách Nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và tham gia thị trường xuất khẩu.

Đồng chí Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc sở Lao động, Thương binh và xã hội báo cáo giải trình về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đồng chí Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc sở Lao động, Thương binh và xã hội báo cáo giải trình.

Xác định nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội sẽ gặp khó khăn, trong 6 tháng cuối năm 2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu triển khai thực hiện các giải pháp: Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn từ đó đảm bảo việc làm ổn định và phát triển mở rộng thị trường lao động; đồng thời chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác lãnh đạo,chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển đối tượng tham gia BHXH. Nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động về lợi ích của BHXH thông qua đẩy mạnh công tác truyền thông, công tác tuyên truyền đến các đơn vị sử dụng lao động, người lao động về các quy định của Luật BHXH, Luật Việc làm với nhiều hình thức đa dạng, dễ tiếp cận như: tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, cổng thông tin điện tử, trên website. Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện phát huy vai trò nòng cốt chủ động phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Nguyên, các địa phương, đơn vị liên quan triển khai công tác tuyên truyền vận động người lao động tham gia BHXH; vận động nhóm người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc nghỉ chấm dứt hợp đồng lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đang thực hiện bảo lưu thời gian đóng BHXH tại các địa phương chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm đối với các đơn vị, doanh nghiệp có biểu hiện trốn đóng BHXH, nợ BHXH, đảm bảo chế độ và quyền lợi cho người tham gia BHXH. Tiếp tục đề xuất Chính phủ sớm hoàn thiện dự thảo Luật BHXH, trong đó xem xét sửa đổi theo hướng giảm thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu ở mức tối thiểu từ 20 năm như hiện nay, xuống còn 15 năm, thậm chí là 10 năm; Nghiên cứu bổ sung chế độ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (hiện nay có 02 chế độ hưu trí và tử tuất) nhằm thu hút người dân tham gia Bảo hiểm xã hội.

Đồng chí Nguyễn Thành Minh, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ báo cáo giải trình việc đề nghị bổ sung một số đối tượng khen thưởng thuộc lĩnh vực thông tin truyền thông.

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đồng chí Nguyễn Thành Minh, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ trình bày báo cáo.

Nội dung đề nghị giải trình: Một số giải báo chí toàn quốc có tính lan tỏa lớn, lan tỏa tích cực như: Giải Báo chí toàn quốc về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên hồng); giải báo chí toàn quốc về Thông tin đối ngoại; giải báo Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc. Đề nghị nghiên cứu bổ sung đối tượng khen thưởng là tập thể, cá nhân đạt các giải báo chí toàn quốc nêu trên.

Nhằm động viên, khích lệ kịp thời các cơ quan báo chí và những người làm báo tỉnh Thái Nguyên đã luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng phản ánh sinh động, khách quan về những thành tựu đã đạt được trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyễn, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của tỉnh. Trên cơ sở ý kiến đề xuất Hội Nhà báo tỉnh, ý kiến tham gia của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan đơn vị trên địa bàn, đặc biệt là tiếp thu ý kiến tại Hội nghị phản biện xã hội do Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức, cơ quan tham mưu đã đề xuất các giải thưởng lĩnh vực thông tin và truyền thông thành tại Kỳ họp thứ mười ba của HĐND tỉnh.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội, ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh về việc bổ sung quy định đối tượng đối với các giải báo chí Quốc gia có quy mô, sức lan tỏa lớn, có sự hưởng ứng tham gia tích cực, đông đảo của các cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo và các tầng lớp Nhân dân, cơ quan tham mưu tiếp thu và đề nghị bổ sung quy định thưởng đối với các tập thể, cá nhân đoạt giải gồm: Giải Báo chí toàn quốc về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên hồng); Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại; Giải báo chí Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc.

Theo dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp, đối tượng giải thưởng tăng thêm theo từng lĩnh vực so với Nghị quyết số 44/2014/NQ-HĐND ngày 18/5/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh, gồm:

- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Các cuộc thi được quy định tại Nghị định 110/2020/NĐ-CP ngày 15/9/2020 của Chính phủ; cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế; cuộc thi kỹ năng nghề Thế giới, thi kỹ năng nghề Châu Á, thi kỹ năng nghề Đông Nam Á.

- Lĩnh vực văn học - nghệ thuật: Các cuộc thi quốc gia, quốc tế do Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương là thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật trung ương tổ chức.

- Lĩnh vực thông tin - truyền thông: Giải Búa liềm vàng; Giải Báo chí toàn quốc về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên hồng); giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại; giải báo chí Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc Cuộc thi viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Liên hoan Phát thanh toàn quốc, Liên hoan truyền hình toàn quốc.

Dự kiến kinh phí tăng thêm năm 2024 so với năm 2022: 2,149 tỷ đồng: Tăng do bổ sung các giải mới: 3,045 tỷ đồng. Số kinh phí trên được tính tối đa trên cơ sở số lượng giải đã đạt được theo năm 2022 và dự kiến tất các giải được bổ sung ở các lĩnh vực tham gia và đoạt giải trong năm 2024.

Phần chất vấn và trả lời chất vấn của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên:

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đại biểu Lê Thị Thu An, Tổ đại biểu thành phố Thái Nguyên nêu câu hỏi chất vấn.

Đại biểu Lê Thị Thu An, Tổ đại biểu thành phố Thái Nguyên nêu câu hỏi chất vấn: Theo Báo cáo số 65/BC-SKHCN ngày 10/4/2023 của Sở về tình hình và kết quả thực hiện Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ; trong giai đoạn 2020-2022 đã phê duyệt 139 lượt đề tài nghiên cứu khoa học với số kinh phí 72.627 triệu đồng. Sở KHCN đã tham mưu bố trí kinh phí từ Quỹ phát triển khoa học công nghệ khoảng trên 10 tỷ đồng để thực hiện một số đề tài, dự án trong lĩnh vực Văn hóa. Đề nghị đồng chí cho biết kết quả thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nói trên? Hiệu quả cụ thể của các Đề tài, dự án này khi áp dụng và nhân rộng trong thực tế? sự đóng góp của các Đề tài, dự án vào lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua?

Về thông tin du lịch của tỉnh Thái Nguyên, nhưng với sự tích hợp “thông minh” của đề tài, tỉnh Thái Nguyên hiện đã có 02 phần mềm để quản lý du lịch (dù là phần mềm truyền thống hay phần mềm thông minh). Theo đồng chí, có gặp khó khăn gì trong việc tích hợp hai phần mềm này để tránh sự lãng phí không cần thiết về mặt kinh phí (từ 02 nguồn khác nhau) cũng như sự phiền phức cho người sử dụng và du khách khi muốn tìm hiểu thông tin về du lịch Thái Nguyên một cách thuận tiện nhất?

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đồng chí Phạm Quốc Chính, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trả lời chất vấn.
[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuân, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên trả lời chất vấn.
[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đại biểu Nguyễn Thị Loan, Tổ đại biểu huyện Đại Từ tham gia chất vấn.

Đại biểu Nguyễn Thị Loan, Tổ đại biểu huyện Đại Từ nêu câu hỏi chất vấn: Theo vị trí, chức năng của Sở Khoa học và công nghệ tham mưu cho UBND tỉnh biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Đề nghị đồng chí cho biết: Những nội dung Sở đã tham mưu và kết quả tổ chức thực hiện theo Quyết định 923/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo Quyết định 923/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đặt chỉ tiêu: các giải pháp khoa học, ứng dụng công nghệ đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 15%, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; Tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ vào tổng giá trị sản phẩm kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh hiện nay và những nhiệm vụ trọng tâm để đạt được chỉ tiêu Chính phủ đã đề ra?

Đồng chí Phạm Quốc Chính trả lời phần chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Loan: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 4176/UBND-CNNXD ngày 30/8/2022 và Công văn số 314/UBND-KGVX ngày 19/5/2023 về việc nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Sở Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tiến hành xây dựng dự thảo, trình và được UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 13/6/2023 triển khai thực hiện Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nội dung chính của Kế hoạch tập trung vào các nội dung: Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu và tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn bền vững.

Đại biểu Nguyễn Việt Hùng, Tổ đại biểu thành phố Phổ Yên nêu câu hỏi chất vấn: Theo báo cáo của UBND tỉnh, 6 tháng đầu năm 2023, trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ đã thực hiện tốt các nhiệm vụ: Quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh; thẩm định công nghệ các dự án đầu tư; thanh tra, kiểm tra về an toàn bức xạ hạt nhân, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; sở hữu trí tuệ, thông tin và thống kê khoa học và công nghệ; thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ. Căn cứ Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Đề nghị đồng chí cho biết kết quả triển khai việc ứng dụng của Khoa học và công nghệ vào việc xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2023.

Trả lời: Căn cứ theo Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 13/6/2023 của UBND tỉnh thì trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ là đơn vị Chủ trì tham mưu tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch. Tuy nhiên, trong những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ vẫn tổ chức triển kai các nhiệm vụ KH&CN để nhằm đưa các tiến bộ KH&CN mới vào sản xuất vào đời sống, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng năng xuất lao động, hỗ trợ phục vụ xây dựng nông thôn mới. Các nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp đã bám sát định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, nội dung nghiên cứu tập trung vào đổi mới giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, kỹ thuật mới, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp; tạo được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mang lại giá trị kinh tế cao. Một số dự án đang được triển khai hoặc đã được nghiệm thu đánh giá có hiệu quả như: Ứng dụng KHCN xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ cá Lóc đầu nhóm (Channa sp.) tại Thái Nguyên; ứng dụng KHCN phát triển mô hình trồng cây dược liệu sâm Bố chính trên đất vườn rừng tại tại huyện Phú Lương và huyện Võ Nhai; ứng dụng công nghệ nuôi cá tầm Xibêri khai thác trứng thương phẩm tại xã Phú Thượng huyện Võ Nhai; ứng dụng KH&CN gây trồng một số loài lan rừng có giá trị kinh tế cao và lưu giữ, chăm sóc các loài lan rừng đã thu thập tại tỉnh; đánh giá khả năng thích ứng, xây dựng mô hình trình diễn cây sacha inchi (Plukenetia Volubilis L.) tại huyện Đại Từ; ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh cây Na rải vụ trên địa bàn huyện Võ Nhai; xây dựng mô hình trồng nho Hạ Đen chất lượng cao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên,... Các nghiên cứu, ứng dụng, kỹ thuật mới trong lĩnh vực y dược đang được thực hiện sẽ góp phần tích cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong khám chữa bệnh. Một số nghiên cứu ứng dụng tiêu biểu như: Ứng dụng dao Ligasure trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại Thái Nguyên; ứng dụng kỹ thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp lập kể kế hoạch bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Thái Nguyên... Kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học, hỗ trợ xây dựng, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phù hợp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh -Một số nghiên cứu ứng dụng cụ thể như: Nghiên cứu, xây dựng mô hình tiếp cận thông tin chính sách của người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Nghiên cứu phát triển mô hình Trai nghiệm văn hóa trà Thái Nguyên; nghiên cứu, biên tập Atlat địa lí địa phương phục vụ dạy học tại các trường phổ thông tỉnh Thái Nguyên; Các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ đã hỗ trợ phát triển sản phẩm của doanh nghiệp, tiêu biểu như: Ứng dụng công nghệ trong thiết kế và chế tác các sản phẩm ngọc trai theo chuỗi giá trị gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên; Ứng dụng Công nghệ VR xây dựng mô hình tham quan Khu di tích lịch sử Quốc gia “Địa điểm lưu niệm các Thanh niên xung phong Đại đội 915 hy sinh tại Lưu Xá (tháng 12/1972) phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên” trong xu thế chuyển đổi số...

Tiếp theo là phần chất vấn và trả lời của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên:

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đồng chí Phạm Văn Sỹ, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn.

Đại biểu Lê Văn Tâm, Tổ đại biểu HĐND thành phố Phổ Yên nêu câu hỏi chất vấn: Thái Nguyên đang là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng chè. Với diện tích trên 22,2 nghìn ha chè, trong đó diện tích chè cho sản phẩm đạt 20,9 nghìn ha; sản lượng chè búp tươi đạt trên 260 nghìn tấn và giá trị sản phẩm đạt gần 1.000 tỷ đồng trong năm 2022; góp phần đưa giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 15.267,9 tỷ đồng, tăng 4,14% so với năm 2021. 6 tháng đầu năm 2023, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 8.102,4 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ, đây là những tín hiệu rất phấn khởi của ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến rất tích cực, đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn, đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tế của địa phương, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao thu nhập, đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch từ phương pháp truyền thống sang sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, tạo được một số sản phẩm chủ lực có chất lượng, thương hiệu và giá trị kinh tế cao. Với kết quả đạt được như vậy, đề nghị đồng chí Giám đốc Sở cho biết kết quả đã đạt được trong thời gian qua về quản lý nhà nước trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm; việc kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nông nghiệp và việc quy hoạch các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn.

Trả lời chất vấn: Kết quả đạt được trong thời gian qua về quản lý Nhà nước trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm; việc kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nông nghiệp. Quản lý Nhà nước trong việc truy xuất nguồn gốc là quá trình quản lý để minh bạch sản phẩm nông sản từ khâu sản xuất (giống, vật tư phân bón, địa điểm sản xuất); sơ chế, chế biến đến khi tiêu thụ sản phẩm ra thị trường. Quản lý truy xuất nguồn gốc là một trong những nhu cầu tất yếu của việc xây dựng các thương hiệu nông sản trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện tốt việc quản lý truy xuất nguồn gốc, trong thời gian vừa qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo để thực hiện đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn hữu cơ, đồng thời cấp mã số vùng trồng cho một số vùng sản xuất trồng trọt tập trung như: Vùng lúa, vùng chè, vùng cây ăn quả và được định vị trên hệ thống toàn cầu GPS. Thông qua việc cấp mã số vùng trồng có đầy đủ cơ sở dữ liệu từ quá trình sản xuất, quản lý vật tư đầu vào, từ đó khẳng định được chất lượng nông sản, quy mô, sản lượng, địa điểm sản xuất. Đến nay toàn tỉnh đã có 41 vùng trồng được cấp mã số, 4.368 ha chè, 200 ha rau, 968 ha cây ăn quả, 117 ha lúa, 116 trang trại chăn nuôi được cấp chứng nhận sản xuất an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP; 65 ha chè được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ; 333 cơ sở được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 60 cơ sở được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Thông qua việc quản lý truy xuất nguồn gốc, nhiều sản phẩm có chất lượng được gắn mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn sử dụng mã QR, có thương hiệu và được kết nối tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 173 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên; 150 cơ sở được cấp hỗ trợ trên 6,5 triệu tem truy xuất nguồn gốc gắn mã QR CODE. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, hậu kiểm an toàn thực phẩm được tăng cường thực hiện. Hàng năm tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 1.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và vật tư, phân bón, thuốc BVTV; lấy trên 200 mẫu nông lâm thủy sản tại các vùng trồng, chợ truyền thống, chợ đầu mối, siêu thị để kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm, đặc biệt, đối với các sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP. Kết quả kiểm nghiệm trong 03 năm (2020-2022) đều đảm bảo an toàn, không vượt ngưỡng cho phép theo quy định. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quản lý thuốc BVTV vẫn còn một số hạn chế như: Số các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản, kinh doanh vật tư, phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh lớn những quy mô hoạt động nhỏ lẻ, phân tán; nhận thức của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh còn hạn chế;... nên khó khăn trong công tác quản lý, giám sát. Trong thời gian tới ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chính sách phát triển các vùng sản xuất tập trung; tăng cường công tác kiểm tra, lấy mẫu giám sát để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ... nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm và quản lý, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.

Đại biểu Nguyễn Thị Quốc Hòa, Tổ đại biểu thành phố Thái Nguyên nêu câu hỏi chất vấn: Ngày

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đại biểu Nguyễn Thị Quốc Hòa, Tổ đại biểu thành phố Thái Nguyên nêu câu hỏi chất vấn.

11/12/2020, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND quy định khu vực nội thành thuộc thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo Nghị quyết, thời hạn các cơ sở chăn nuôi ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm chăn nuôi phù hợp tối đa là 5 năm kể từ khi UBND tỉnh ban hành danh sách các phường, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi. Là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đề nghị đồng chí báo cáo, trao đổi về tình hình và tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết quyết số 12 của HĐND tỉnh.

Trả lời: Ngay sau khi có Nghị quyết, ngày 22/01/2021 UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 324/UBND-CNN để triển khai thực hiện Nghị quyết, trong đó giao nhiệm vụ cho các ngành, các địa phương triển khai thực hiện với một số nội dung chính như: tập trung tuyên truyền về nội dung, yêu cầu và các cơ chế, chính sách của Nghị quyết để các đơn vị, chủ cơ sở chăn nuôi, nhân dân biết, tổ chức thực hiện; rà soát, thống kê để công bố các khu vực không được phép chăn nuôi tại theo quy định tại Nghị quyết (quy định các phường, thị trấn, khu dân cư có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm từ 85% trở lên và tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp chiến tỷ lệ từ 80% trở lên so với tổng diện tích đất tự nhiên); ban hành các văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương đã tổ chức tốt việc tuyên truyền Nghị quyết trên Đài phát thanh- Truyền hình tỉnh, Báo Thái Nguyên, tổ chức các hội nghị triển khai tại các phường, thị trấn và các tổ dân phố. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính đã ban hành Hướng dẫn số 2457/HDLN-TC-NN để hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện. Các địa phương đã khẩn trương rà soát và công bố khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi tại 5 phường của thành phố Thái Nguyên (phường Đồng Quang, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương) và 27 tổ dân phố của 4 huyện, thành phố (TP. Sông Công, TP. Phổ Yên, huyện Đại Từ và huyện Định Hoá) tại Quyết định số 990/QĐ-UBND ngày 01/4/2021 và Quyết định số 2736/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện Sở Nông nghiệp và PTNT và Chi cục Chăn nuôi Thú y đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết (đã có 10 văn bản chỉ đạo) và tổ chức 01 đợt kiểm tra trực tiếp tại 05 huyện, thành phố từ ngày 9-20/3/2023 tại Kế hoạch số 526/KH-SNN ngày 28/2/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT. Qua kiểm tra các địa phương đã xây dựng kế hoạch, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, thống kê lập danh sách và ký cam kết với 583 hộ chăn nuôi quy mô nông hộ (không có cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại), trong đó: TP. Sông công 284 hộ; TP. Phổ Yên 15 hộ; TP. Thái Nguyên 247 hộ; huyện Định Hóa 21 hộ; huyện Đại Từ 16 hộ, với tổng đàn vật nuôi 664 con lợn, 7.572 con gia cầm, 37 con trâu, bò. Đến nay đã có 90 hộ chăn nuôi dừng hoạt động chăn nuôi; nhiều hộ chăn nuôi đã từng bước giảm quy mô chăn nuôi để dừng khi hết thời gian quy định; chưa có cơ sở đề nghị được hỗ trợ chính sách chấm dứt hoặc di rời cơ sở chăn nuôi do các cơ sở đã dừng hoạt động chăn nuôi chưa đủ điều kiện hỗ trợ (hỗ trợ đối với cơ sở chăn nuôi từ 1 Đơn vị vật nuôi trở lên, tương đương từ 200-300 con gia cầm, 3-5 lợn trở lên). Bên cạnh những kết quả đạt được, tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết chưa được thường xuyên, liên tục, vẫn còn một số tồn tại như: việc khuyến khích các cơ sở dừng chăn nuôi trước thời hạn còn chưa cao; vẫn còn có một số cơ sở chăn nuôi ở trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường,.. Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 1336/SNN-KHTC ngày 26/4/2023 đề nghị các địa phương tiếp tục khắc phục các tồn tại và triển khai thực hiện Nghị quyết. Trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và PTNT, các huyện, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các nội dung: tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung Nghị quyết để toàn thể người chăn nuôi được biết; rà soát, thống kê các phường, thị trấn, khu dân cư đạt tiêu chí về khu vực không được phép chăn nuôi để đề nghị UBND tỉnh công bố khu vực không được phép chăn nuôi; tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở dừng hoạt động chăn nuôi sớm trước thời gian quy định và thực hiện các chính sách hỗ trợ khi dừng, di dời cơ sở chăn nuôi; tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại các địa phương và việc chấp hành các quy định của các cơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi; xử lý vi phạm và yêu cầu dừng hoạt động chắn nuôi ngay đối với các cơ sở chăn nuôi không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, điều kiện môi trường theo quy định.

Phần chất vấn và trả lời của Sở Xây dựng:

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đồng chí Hoàng Đức Khánh, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng trả lời chất vấn.

Đại biểu Hoàng Trần Nam, Tổ đại biểu HĐND huyện Đồng Hỷ nêu câu hỏi chất vấn: Vấn đề về nhà ở xã

[Trực tuyến] Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV
Đại biểu Hoàng Trần Nam, Tổ đại biểu HĐND huyện Đồng Hỷ nêu câu hỏi chất vấn.

hội được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách để triển khai thực hiện. Mới đây nhất, ngày 3/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Đối với tỉnh Thái Nguyên, cùng với việc đầu tư đầu tư, mở rộng các khu, cụm công nghiệp, đã thu hút số lượng lớn công nhân, lao động đến làm việc, nhu cầu về nhà ở cho công nhân, người lao động và các đối tượng được hưởng ưu đãi về nhà ở xã hội tương đối nhiều, nhưng trong điều kiện thu nhập còn thấp, khó tiếp cận được với quỹ đất, quỹ nhà ở thuộc các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị. Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Xây dựng cho biết thời gian tới cần có định hướng, giải pháp gì để phát triển nhà ở xã hội, góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho công nhân, người lao động và người có thu nhập thấp.

Trả lời: Ngày 3/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Theo đó nhu cầu đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 33.945 căn, mục tiêu đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 24.272 căn đáp ứng 71,5% tổng nhu cầu. Trong đó giai đoạn 2021-2025 là 8.897 căn; giai đoạn 2026-2030 là 15.375 căn; tổng vốn (ngoài ngân sách nhà nước) là 2.559 tỷ đồng. Như vậy chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tại Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” cao gấp 4 lần so với Đề án phát triển nhà ở xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh Quyết định số 4235/QĐ-UBND ngày 30/12/2021. Xác định việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đảm bảo chỉ tiêu theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, nặng nề trong giai đoạn tới nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức có ý nghĩa trong việc phục hồi phát triển kinh tế và thiết thực trong việc đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho các đối tượng thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Với mục tiêu và ý nghĩa như vậy, ngay từ khi tham gia xây dựng Đề án, Sở Xây dựng đã chủ động nghiên cứu hướng dẫn việc triển khai thực hiện nhà ở xã hội trên địa bàn: Sở đã ban hành văn bản số 157/SXD-QLN&PTĐT ngày 17/01/2023 về việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (hướng dẫn UBND các huyện, thành phố về trình tự, thủ tục lập quy hoạch, thu hút đầu tư, triển khai dự án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên). Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án, ngày 13/4/2023 Sở Xây dựng đã có văn bản số 942/SXD-QLN&PTĐT gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh (38 vị trí); số 964/SXD- QLN&PTĐT ngày 17/4/2023 gửi UBND các huyện, thành phố rà soát, báo cáo các dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở, khu đô thị theo Chương trình phát triển nhà ở và Kế hoạch phát triển nhà ở kỳ 05 năm 2021-2025 và năm đầu kỳ 2021, năm 2023, Đề án phát triển nhà ở xã hội tỉnh Thái Nguyên đã được phê duyệt; rà soát, báo cáo quỹ đất đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn. Kết quả rà soát, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh quy hoạch 83 dự án, vị trí, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội với 267,7 ha (9 dự án tập trung). Trong đó: Huyện Phú Bình quy hoạch 4 dự án tập trung với 35,7 ha; thành phố Sông Công quy hoạch 35 dự án với 87,2ha; thành phố Phổ Yên quy hoạch 26 dự án với 85,18 ha; thành phố Thái Nguyên quy hoạch 18 dự án với 59,6ha. Các huyện còn lại không quy hoạch đất phát triển nhà ở xã hội. Theo tính toán của Sở Xây dụng, với quỹ đất quy hoạch như hiện nay đủ để xây dựng tương ứng số căn khoảng 35.000 căn, 2.450.000 m2 sàn nhà ở xã hội cho các đối tượng người thu nhập thấp, công nhân các khu đô thị đáp ứng được chỉ tiêu Đề án giao cho tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. Trong thời gian tới, Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh triển khai các giải pháp sau: Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai cụ thể việc đầu tư các dự án nhà ở xã hội theo từng năm và theo từng giai đoạn từ nay đến 2030 đảm bảo nhu cầu của địa phương; - Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản công bố công khai danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để các Ngân hàng có cơ sở áp dụng cho vay theo chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng; Trong quá trình triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp mới đến năm 2030 sẽ đồng thời quy hoạch quỹ đất để đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, hình thành các khu công nghiệp- đô thị - dịch vụ như: KCN Yên bình 2, 3; KCN Thượng Đình; KCN - đô thị - dịch vụ Tây Phổ Yên (tổng diện tích 1.128ha); KCN - đô thị - dịch vụ Phú Bình (tổng diện tích 900ha). Tiếp tục rà soát, bố trí quỹ đất cho nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội tại các vị trí phù hợp cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư; cân đối bố trí ngân sách địa phương để khuyến khích, ưu đãi thêm để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thainguyentv.vn

Tin mới hơn

Báo cáo Kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới các kỳ họp HĐND tỉnh Thái Nguyên năm 2023

Ngày 02/11/2023, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Báo cáo Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ mười ba, sau Kỳ họp thứ mười ba và các ý kiến, kiến nghị tại Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 20/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

[Trực tuyến] Thông qua 28 Nghị quyết và Bế mạc Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Chiều 20/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, thông qua 28 Nghị quyết và Bế mạc Kỳ họp.

Tin bài khác

Thảo luận tổ về các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết

Thảo luận tổ về các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, trong phiên làm việc buổi chiều ngày 19/7, các đại biểu HĐND tỉnh làm việc tại hội trường nghe báo cáo thẩm tra và kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của các Ban HĐND tỉnh và dành nhiều thời gian thảo luận tại các tổ, cho ý kiến vào các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp.
Công tác cán bộ tại Kỳ họp thứ mười ba, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV

Công tác cán bộ tại Kỳ họp thứ mười ba, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV

Tại Kỳ họp thứ mười ba, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV đã tiến hành quy trình thực hiện bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.
Sẽ ban hành nhiều chính sách đặc thù của tỉnh

Sẽ ban hành nhiều chính sách đặc thù của tỉnh

Cũng trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, các đại biểu đã nghe Thường trực Ủy ban MTTQ, thành viên UBND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh trình bày một số thông báo, báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết.
Để các nội dung được kỳ họp thông qua sớm đi vào cuộc sống

Để các nội dung được kỳ họp thông qua sớm đi vào cuộc sống

Dự phiên khai mạc Kỳ họp thứ mười ba - HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo kỳ họp.
Bàn các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2023

Bàn các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2023

Ngay sau phần khai mạc, các đại biểu dự Kỳ họp thứ mười ba, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 làm việc tại hội trường, nghe các báo cáo, tờ trình trình tại kỳ họp. Phương thức tổ chức tổ chức kỳ họp lần này tiếp tục được đổi mới theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số, giảm thời gian nghe báo cáo, tờ trình tại hội trường, tăng thời gian để đại biểu tự nghiên cứu, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ của đại biểu dân cử.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc