Thái Nguyên: Triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc triển khai phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
2. Xác định công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của cả hệ thống chính trị; đòi hỏi thực hiện với tinh thần: kịp thời, quyết liệt, triệt để, đúng quy định, quyết tâm không để bệnh phát sinh, lây lan gây thiệt hại về kinh cho người chăn nuôi trên địa bàn.
3. Đối với địa phương phát hiện có bệnh dịch tả lợn Châu Phi:
- Thực hiện kiểm tra đến tận hộ chăn nuôi, phát hiện ổ dịch, báo cáo ngay cho cơ quan thú ý để lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời xử lý tiêu hủy triệt để đàn lợn. CÔng bố dịch theo quy định.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Trong đó, thực hiện tuyên truyền, ký cam kết tới các hộ chăn nuôi nghiêm túc thực hiện “5 không”: Không giấu dịch; không mua bàn, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt.
- Thành lập ngay các chốt kiểm dịch động vật tạm thời cấp xã, huyện, kiểm soát không để lợn và sản phẩm lợn vận chuyển ra khỏi vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm.
- Thành lập các đoạn kiểm tra, các tổ, đội công tác ở cơ sở thực hiện giám sát chặt chẽ ổ dịch, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng và tiêu hủy lợn mắc bệnh theo quy định.
- Hướng dẫn người chăn nuôi thu gom phân, rác, dọn dẹp vệ sinh chuồng trại.
- Kịp thời bố trí kinh phí để mua vật tư, hóa chất, chi trả công cho lực lượng tham gia chống dịch, hỗ trợ các hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh buộc tiêu hủy theo phân cấp.
Thực hiện chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh hàng ngày trước 16h00 gửi về Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
3. Các địa phương chưa có dịch xảy ra
- Ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức hội nghị triển khai cấp huyện, xã quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh trong công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, hướng dẫn ký thuật phòng, chống dịch tới thú y cơ sở, hộ chăn nuôi, khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, không hoang mang trước tình hình dịch, quay lưng với thịt lợn, bán chạy lợn.
- Thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại các trục đường liên huyện.
- Thành lập các đoàn kiểm tra cấp huyện, cấp xã, giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
- Thực hiện tuyên truyền, ký cam kết tới các hộ chăn nuôi nghiêm túc thực hiện 5 không.
- Xây dựng phương án xử lý khi phát hiện có virut dịch tả lợn Châu phi, chuẩn bị sẵn sàng vật tư, hóa chất và các điều kiện khác để phục vụ công tác chống bệnh dịch.
- Thực hiện báo cáo theo quy định
4. Giám đốc Sở NN&PTNT
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông trên địa bàn thực hiện tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống bệnh trong nhân dân.
- Chỉ đạo Chi cục chăn nuôi thú y tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh, phát hiện các ổ dịch nghi ngờ, tổ chức lấy mẫu gửi chẩn đoán xét nghiệm, xử lý tiêu hủy triệt để theo quy định.
- Chủ trì phối hợp với Sở TNMT, các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, kiểm tra, quáy lý chặt chẽ việc sử dụng thức ăn không dùng hết của các bếp ăn tập thể phục vụ công tác căn nuôi trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp không đạt tiêu chuẩn xử lý, chế biến thức ăn chăn nuôi từ nguồn thực phẩm dư thừa.
5. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể của tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp với Sở NN&PTNT, các huyện, thành phố, thị xã triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch./.