Tại sao chúng ta đón Giao thừa chậm hơn một giây?
Năm 2016 sẽ dài hơn một giây. Ảnh: Telegraph. |
Sự chậm trễ trong vòng quay của Trái Đất là kết quả từ ma sát do thủy triều và tương tác với Mặt Trăng gây ra. Geoff Chester, nhà nghiên cứu ở Đài quan sát Hải quân Mỹ thuộc IERS, cho biết hệ thống giây nhuận bắt đầu được áp dụng từ năm 1972 khi các chuyên gia phụ trách điều chỉnh khung giờ chuẩn trên thế giới quyết định duy trì hai hệ thống tính giờ và xem xét những ảnh hưởng của thủy triều đến thời gian.Quyết định bổ sung thêm giây nhuận do Cơ quan quan sát sự quay của Trái Đất (IERS) đưa ra để duy trì thời gian chuẩn trên toàn cầu, Independent hôm qua đưa tin.
Văn phòng quốc tế về trọng lượng và đo lường (BIPM ở Pháp dùng hệ thống gồm 250 đồng hồ nguyên tử được đặt rải rác trên thế giới, quyết định về thời gian nguyên tử quốc tế (TAI - International Atomic Time) và thời gian phối hợp toàn cầu (UTC - Coordinate Universal Time). Tuy nhiên, TAI được tính toán dựa trên máy móc, trong khi UTC được tính dựa theo các chu kỳ mọc và lặn của Mặt Trời.
Giờ UTC phụ thuộc vào sự quay quanh trục của Trái Đất. Hiện tượng thủy triều, dưới tác động từ lực hấp dẫn của Mặt Trăng, khiến Trái Đất quay chậm lại do động năng quay bị chuyển hóa thành năng lượng khác trong việc nâng hạ nước trên bề mặt Trái Đất. Chênh lệch rất nhỏ trong chu kỳ quay của Trái Đất dẫn đến khác biệt giữa giờ TAI và giờ UTC, đòi hỏi điều chỉnh về thời gian bằng cách chèn thêm giây nhuận.
Các giây nhuận chỉ được chèn thêm vào cuối ngày 30/6 hoặc 31/12. Năm 2012, các chuyến bay của hãng hàng không Quantas bị hoãn lại sau khi hệ thống đặt chỗ trên máy tính bị rối loạn do giây nhuận thêm vào giữa ngày 30/6 và 1/7.