Facebook Twitter youtube Tiktok

PGS, TS Phạm Bích San: Để “quan” nói được câu xin lỗi dân rất khó khăn

Chính trị
PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San cho rằng, xin lỗi khác với nhận lỗi. Khi nhận lỗi mới bắt đầu kèm theo trách nhiệm, những ràng buộc và hệ lụy cụ thể.
aa

Thời gian gần đây, việc chính quyền xin lỗi dân không còn là chuyện lạ. Chậm trả kết quả hồ sơ hành chính cho dân, chính quyền viết thư xin lỗi; giải quyết sai làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của dân, chính quyền xin lỗi,… Công khai xin lỗi dân trở thành quy định bắt buộc đối với cán bộ công chức tại một số địa phương.

Tuy vậy, xin lỗi vẫn thực sự chỉ là nếp văn hóa trong nền công vụ. Đâu đó, vẫn còn tâm lý đổ lỗi thay vì xin lỗi. Thậm chí sai phạm được chỉ rõ nhưng cán bộ vẫn quyết không nói lời xin lỗi hoặc có xu hướng xin lỗi cho xong, cho qua chuyện.

Để hiểu rõ, văn hóa và trách nhiệm trong lời xin lỗi của cán bộ với người dân, phóng viên VOV trao đổi PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San, Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội và các vấn đề phát triển về vấn đề này.

pgs ts pham bich san de quan noi duoc cau xin loi dan rat kho khan
PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San, Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội và các vấn đề phát triển.

PV: Theo ông, việc xin lỗi dân của cán bộ, lãnh đạo có ý nghĩa và mang lại hiệu ứng, hiệu quả gì?

PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San: Theo tôi, chuyện lãnh đạo xin lỗi người dân cực kỳ quan trọng và có thể mang lại một số hiệu quả. Trước tiên, trong các vụ tiếp xúc, nhiều khi căng thẳng thường xuyên xảy ra giữa một đám đông, nhất là giữa người dân với chính quyền. Lúc này, nếu người có trách nhiệm nói câu “xin lỗi” thì tác động đầu tiên là làm hạ hỏa. Tức là làm cho tình hình tự nhiên mềm dịu đi.

Thứ hai, nếu chúng ta nói lời “xin lỗi”, về phía người dân, họ cảm thấy mình được tôn trọng. Tôi thấy chuyện được tôn trọng cũng rất quan trọng. Bởi, bản chất con người ai cũng muốn được tôn trọng, nhất là được người có trách nhiệm tôn trọng lại càng tốt.

Thứ 3, là mang lại sự tin tưởng, nếu người ta nói lời “xin lỗi” thì người dân cũng bắt đầu có niềm tin rằng, câu chuyện này có thể được giải quyết theo một xu hướng tích cực. Tức là, theo xu hướng phù hợp với lợi ích của các bên. Chứ không phải chỉ là sự áp đặt của một bên nào đó.

PV: Như vậy, nói như ông có thể thấy hiệu ứng của lời “xin lỗi” sẽ làm không khí dịu đi, thể hiện sự tin trưởng. Thế nhưng, lâu nay, khi có lỗi, có sai phạm, cán bộ lại khó nói lời “xin lỗi” đến như vậy, thưa ông?

PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San: Liên quan đến việc này, theo tôi, chỉ đúng một nửa, Thực ra lời nói “xin lỗi”, không hẳn khó mà tùy trường hợp. Ai trong chúng ta phải nói lời “xin lỗi”? Câu chuyện xin lỗi với dân quả thực hơi khó. Bởi, đây là câu chuyện hết sức tế nhị. Trước tiên lời “xin lỗi” đó không phải của cá nhân một người mắc sai lầm mà có khi sai lầm của cả hệ thống. Do vậy, câu chuyện đầu tiên là xác định được ai có lỗi, có tồn tại lỗi đó hay không?

Cùng với đó, bộ máy chính quyền nhà nước từ trước đến nay thường coi mình là quan trọng, còn người dân thấp hơn và không quan trọng. Vì vậy, khi họ đứng trước người không quan trọng, thấp hơn so với vị thế của mình thì nói câu “xin lỗi” rất khó khăn. Hiện, chúng ta đang chuyển sang Chính phủ kiến tạo, Chính phủ phục vụ thì người dân mới đang được phát huy quyền làm chủ của mình.

Tuy nhiên, thói quen đó chưa phải ngày một ngày hai mà thay đổi được. Vì vậy, thái độ này vẫn còn tồn tại. Cuối cùng, có nhiều chuyện cán bộ, công chức tin tưởng sâu sắc rằng, cách giải quyết của họ là đúng. Cho nên, họ thấy không phải xin lỗi cho việc lỗi không thuộc về mình.

PV: Có ý kiến cho rằng, hành động xin lỗi là thừa nhận yếu kém và thiếu trách nhiệm của cán bộ, lãnh đạo trong công việc. Vì thế, không phải ai cũng sẵn sàng nhận lỗi và nhiều khi nhận lỗi lại là đổ lỗi. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San: Tôi cho rằng, đây là tâm lý bình thường của con người và chúng ta cũng phải xét trong hoàn cảnh cụ thể. Hiện nay, Bộ máy hành chính của chúng ta còn cồng kềnh, nhiều khâu, nhiều bộ phận khác nhau. Nhiều khi việc làm sai có thể không phải ở người trực tiếp làm việc với người dân mà còn bộ phận khác nữa. Ví dụ, câu chuyện Thủ Thiêm diễn ra hơn 20 năm. Giờ câu chuyện đó đổ lỗi cho ai, hay cuối cùng chỉ vì cái bản đồ bị thất lạc? Vậy ai là người có lỗi ở đây?.

Vì vậy, chúng ta phải thông cảm Bộ máy nhà nước nhiều khi phức tạp, chịu ảnh hưởng của rất nhiều khâu khác nhau. Vì vậy, việc xác định lỗi tại ai là điều khó. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thực tế rằng, dù lỗi có thuộc về ai thì người cán bộ- đại diện bộ máy đó phải có trách nhiệm xin lỗi người dân vì những gì chúng ta đã làm. Như câu chuyện ở Thủ Thiêm, 20 năm ròng, hàng núi hồ sơ và bao nhiêu tiền của đi lại của người dân, phải tính thế nào?... và câu chuyện sai lầm ở đây là rất nhiều. Nhưng đã có sai lầm thì theo tôi, cũng nên có lời xin lỗi sòng phẳng và có trách nhiệm với người dân.

PV: Trong nền công vụ, không ít trường hợp nhận lỗi nhưng lại là lỗi tập thể. Theo ông, cách thức và nội dung xin lỗi như vậy đã thực sự phù hợp và thể hiện văn hóa, trách nhiệm của người xin lỗi chưa?

PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San: Nền hành chính của chúng ta hơi khác biệt các nước khác, các quyết định được đưa ra là quyết định tập thể. Tuy nhiên, nền hành chính của chúng ta cũng giống như các nước là quyết định của tập thể nhưng cá nhân phải chịu trách nhiệm. Cho nên, câu chuyện xin lỗi ở đây là câu chuyện bắt buộc phải làm. Và với vai trò của mình, bất kỳ trục trặc gì xảy ra, dù người đứng đầu cơ quan đó không trực tiếp làm vẫn phải chịu trách nhiệm với việc làm của người dưới quyền.

Tuy nhiên, để làm được việc đó, họ phải có toàn quyền sắp xếp bộ máy nhân sự của mình và người dân cũng có quyền bầu họ lên hay không bầu họ nữa. Và đó là câu chuyện cải cách hành chính trong tương lai. Trong bộ máy hành chính của chúng ta hiện nay, nhiều khi trách nhiệm đưa ra không phải do cá nhân người đứng đầu, cá nhân người được cử mà đây là ý kiến tập thể.

Theo tôi, cải cách hành chính trong tương lai, phải đi theo đường lối trên thế giới, người chịu trách nhiệm là người đưa ra quyết định, còn những người khác là người có thể đóng góp ý kiến. Nhưng trách nhiệm cuối cùng thuộc về người đưa ra quyết định đó. Khi cần họ có thể sẵn sàng từ chức. Đây cũng là chủ trương của Hội nghị Trung ương 8 vừa rồi. Đó là, sau này lãnh đạo của chúng ta phải có văn hóa từ chức.

PV: Có thực tế, đôi khi hành động xin lỗi bị lạm dụng. Ví như, có chính quyền huyện trong một tháng đã gửi hơn 400 thư xin lỗi đến người dân vì chậm trả kết quả hồ sơ hành chính. Thậm chí có tâm lý xin lỗi cho yên chuyện, còn sai phạm cứ tiếp tục ngâm ở đó, từ từ giải quyết. Ông có bình luận gì về những trường hợp này?

PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San: Câu chuyện lời nói “xin lỗi” thực ra vẫn chỉ là ứng xử văn hóa chứ chưa kèm theo trách nhiệm nặng nề. Tôi nghĩ, xin lỗi khác với nhận lỗi. Khi nhận lỗi mới bắt đầu kèm theo trách nhiệm, những ràng buộc và hệ lụy cụ thể. Chính vì hiểu nó mới chỉ là yếu tố văn hóa, cho nên mới có yếu tố lạm dụng. Cứ nói “xin lỗi, xin lỗi” và câu chuyện 400 từ “xin lỗi” là minh chứng cụ thể cho sự lạm dụng đó.

Trong tương lai, theo tôi, đằng sau lời “xin lỗi” phải kèm theo trách nhiệm cụ thể đối với lời xin lỗi. Khi chúng ta nói lời “xin lỗi” thì đằng sau đó là những lỗi lầm, những thiệt hại cụ thể có thể là tinh thần, vật chất đã gây ra cho người dân.

Từ thực tế này, các cơ quan hành chính cũng phải thận trọng khi nói lời “xin lỗi”. Vì đã nói lời “xin lỗi” thì ẩn đằng sau đó, là những hậu quả do hành động của chúng ta, của những người trong cuộc gây ra cho người dân. Và nền hành chính hiện đại cũng nên quy trách nhiệm cụ thể. Nhẹ thì kiểm điểm, phê bình. Nặng thì có thể buộc phải từ bỏ công việc, nặng hơn nữa có thể chịu trách nhiệm hình sự.

PV: Xin cảm ơn PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San./.

Theo VOV

Tin mới hơn

Bộ Nội Vụ: Đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá thực trạng tiêu chuẩn đội ngũ GS,PGS hiện nay

Ban Pháp chế HĐND tỉnh: Thẩm tra các Tờ trình, dự thảo Nghị quyết

Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Mười Chín HĐND tỉnh khóa XIV, sáng ngày 16/6, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm tra các Báo cáo, Tờ trình và dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp.
Bộ Nội Vụ: Đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá thực trạng tiêu chuẩn đội ngũ GS,PGS hiện nay

Trao đổi kinh nghiệm công tác tuyên giáo và tuyên truyền biển đảo

Trong 3 ngày từ 14 - 16/6, tại TP. Hải Phòng, Đảng ủy Cục Kỹ thuật Hải quân (Quân chủng Hải quân) và Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác tuyên giáo và tuyên truyền biển đảo năm 2024.
Bộ Nội Vụ: Đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá thực trạng tiêu chuẩn đội ngũ GS,PGS hiện nay

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XIV, sáng 15/6, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp. Dự hội nghị thẩm tra có đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Mai Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các ban của HĐND tỉnh, các sở, ngành, địa phương liên quan.
Bộ Nội Vụ: Đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá thực trạng tiêu chuẩn đội ngũ GS,PGS hiện nay

Đại hội Đại biểu Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Lương lần thứ XIX

Trong hai ngày 12 và 13/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Lương tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có đồng chí Dương Văn Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh.
Bộ Nội Vụ: Đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá thực trạng tiêu chuẩn đội ngũ GS,PGS hiện nay

Phú Bình: Quyết liệt các giải pháp hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu năm 2024

Ngày 14/6, đồng chí Đỗ Đức Công, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đã dự và phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Bình lần thứ 19, khóa XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Tin bài khác

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào 25 nội dung quan trọng

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào 25 nội dung quan trọng

Sáng ngày 13/6, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 71, khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 25 nội dung về phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng và các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ mười chín, HĐND tỉnh khóa XIV.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Tp Thái Nguyên thành công tốt đẹp

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Tp Thái Nguyên thành công tốt đẹp

Ngày 13-6, thành phố Thái Nguyên tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III, năm 2024 với chủ đề “Nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Xem xét chi trả hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng cho công dân đúng quy định

Xem xét chi trả hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng cho công dân đúng quy định

Ngày 12/6, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 6/2024 để xem xét, cho ý kiến chỉ đạo giải quyết vụ việc liên quan đến kiến nghị của ông Hoàng Văn Khanh, trú tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ. Dự buổi tiếp công dân có đồng chí Phạm Văn Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng thành viên Tổ công tác giúp việc Bí thư Tỉnh ủy tiếp dân và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.
Đại hội đại biểu MTTQ TP Sông Công lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu MTTQ TP Sông Công lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 thành công tốt đẹp

Trong 2 ngày 11 và 12/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Sông Công đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có đồng chí Dương Văn Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí lãnh đạo TP Sông Công cùng 155 đại biểu chính thức đại diện các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố.
Đảng bộ TP Thái Nguyên: Kết nạp hơn 100 đảng viên là học sinh ưu tú

Đảng bộ TP Thái Nguyên: Kết nạp hơn 100 đảng viên là học sinh ưu tú

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Thái Nguyên về việc chú trọng phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên. Mới đây 5 Chi, Đảng bộ của 5 trường THPT, trực thuộc Đảng bộ thành phố Thái Nguyên đã tổ chức kết nạp đảng cho các quần chúng ưu tú là học sinh
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc