Facebook Twitter youtube Tiktok

Ở nơi học trò thấy thầy cô là tán loạn chạy lên rừng… bỏ trốn

Giáo dục
Mùa tựu trường đến, cô giáo Hà Thị Thao (giáo viên dạy cấp 2 ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) và các đồng nghiệp phải đi bộ 4-5 tiếng đồng hồ mới tới bản để gặp lại học trò sau kỳ nghỉ hè. Nhưng các em ở trên cao nhìn xuống thấy thấp thoáng bóng thầy cô thì í ới nhau "tẩu thoát" vào rừng.
aa

Cảnh tượng "cười ra nước mắt" như trên không hiếm ở các điểm trường miền núi, dân tộc thiểu số.

"Dù là giáo viên dạy THCS nhưng tôi vẫn thường xuyên cùng với các thầy cô khác phải đi bộ mấy mấy tiếng đồng hồ mới tới bản có học sinh. Các trò ở trên cao thấp thoáng thấy bóng thầy cô đến đầu bản để vận động tới lớp là lại chạy tán loạn lên rừng để trốn chứ không chịu gặp. Lúc ấy vừa bực, vừa thương mà cũng vừa buồn cười", cô Hà Thị Thao kể.

o noi hoc tro thay thay co la tan loan chay len rung bo tron

Học sinh vùng cao thấy thầy cô lên bản tìm thì bỏ chạy (ảnh minh họa: Lệ Thu)

Theo cô Thao, do vận động mất nhiều ngày nên bị chậm chương trình. Các thầy cô lại phải kèm cặp lại từ đầu cho đến khi các em bắt kịp chương trình thì thôi. Công việc này tốn không ít thời gian của người thầy.

Khó khăn là vậy nhưng dù có thế nào thì thầy cô vẫn kiên trì bám trường, bám lớp để vận động, dạy dỗ học trò. "Bản tính các em học sinh ở vùng cao thường nhút nhát. Các thầy cô phải vận động thật khéo thì các em mới đến lớp học", cô Thao cho biết.

o noi hoc tro thay thay co la tan loan chay len rung bo tron

Cô giáo vùng cao trong một chuyến vào bản vận động học sinh đến trường. Ảnh: NVCC.

Chia sẻ với PV Dân trí, cô giáo Vàng Thị Hiền (Giáo viên trường tiểu học xã Mường Mít, huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu) cho biết, bản thân cô là một người dân tộc Thái - sinh ra, lớn lên, học tập và cống hiến ngay trên mảnh đất quê hương nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn khi vận động học trò đến lớp.

Theo cô Hiền, thầy cô muốn vận động được học sinh đến lớp đầu tiên phải tìm hiểu lí do tại sao học sinh không đến lớp, sau đó tùy hoàn cảnh mà vận động.

“Có trường hợp gia đình thường xuyên bắt con nghỉ học để phụ bố mẹ việc nhà, trông em, thậm chí là chăn trâu. Những trường hợp đó thì thầy cô phải làm sao nói để phụ huynh hiểu ý nghĩa của việc học, rồi nói với phụ huynh, học sinh rằng các em có thể phụ giúp gia đình một số việc trong nhà phù hợp với độ tuổi của các em vào các buổi chiều sau tan trường”, cô Hiền chia sẻ.

Cũng theo nữ giáo viên này, nhiều em ngại đi học do nhà xa trường lắm, phải đi bộ mấy cây số, có em phải lội suối. Nhất là những hôm mưa học sinh nghỉ nhiều, hoặc vào mùa vụ các em hay nghỉ học. Năm nay lại không có chính sách hỗ trợ phát sách cho học sinh vùng cao nữa mà gia đình phải tự mua. Nhiều gia đình khó khăn không mua được sách vở đồ dùng cho con làm các em không muốn đến lớp học.

“Các em chủ yếu là dân tộc Thái, Mông, một số em là dân tộc Mán. Khó khăn nhất là vận động các em người Mông. Nhiều gia đình đến cái ăn còn không đủ nên nói gì đến mua sách vở đồ dùng cho con”, cô Hiền thở dài.

Nói về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong nhiều năm vận động học sinh đi học, nữ giáo viên người Thái chia sẻ: “Mình nhớ năm học 2015 2016 - lúc đấy mình đang mang bầu. Lớp mình chủ nhiệm có trường hợp một em mồ côi bố, mẹ em thường xuyên đi làm và ở luôn trên lán, còn ở nhà chỉ có 3 anh em.

Em đó là út, hồi bé có lần em bị té xuống suối may cứu được nhưng cũng ảnh hưởng đến tâm lý khiến việc tiếp thu kiến thức có phần hạn chế. Em lại thường xuyên nghỉ học đi chơi nhưng lại nói dối mẹ và anh chị là đến lớp. Hầu như ngày nào đi làm mình cũng phải qua nhà em đó để đón em đến lớp rồi xin nhà trường cho em suất học bổng để động viên”.

Có lần vào kỳ thi học kỳ, trời mưa tầm tã, cô Hiền vẫn cố gắng leo đồi lên lán nhà em gọi và đón em xuống trường đi thi.

“Nhiều lúc nghĩ cũng thương các em lắm, đang tuổi ăn tuổi học nhưng ngoài giờ học phải giúp bố mẹ nhiều công việc, thậm chí là việc đồng áng rất vất vả”, cô giáo vùng cao trăn trở.

o noi hoc tro thay thay co la tan loan chay len rung bo tron

Nhiều gia đình đến cái ăn còn không đủ, không có sách vở, đồ dùng mới nhiều em học sinh vùng cao rất ngại đến trường (ảnh: CTV)

Thầy cô mắc "nợ xấu" vì học trò

Thầy giáo Phạm Quốc Bảo - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Manh (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) cho biết, năm nào vào dịp tựu trường các thầy cô phải tỏa đi các bản nơi có học sinh để vận động các em đến lớp.

"Do điều kiện trên này chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, thấy thầy cô giáo đến nhà hỏi thăm và vận động thì họ bảo cho cháu nghỉ ở nhà làm nương để kiếm bắp ngô chứ đi học thì xa quá, nhà lại nghèo không có tiền mua sách vở. Chúng tôi phải thuyết phục mãi họ mới đồng ý cho con đi học trở lại”.

o noi hoc tro thay thay co la tan loan chay len rung bo tron

Công cuộc vận động các em học sinh miền núi tới trường rất gian nan (ảnh: Lệ Thu)

Tuy nhiên, dịp đầu năm các em cần phải đóng tiền để mua SGK thì nhiều em không đóng. Nhiều lúc thầy cô phải bỏ tiền của mình ra tạm ứng để mua sách vở, đồ dùng học tập cho các em. Đến khi gặp gia đình thì bố mẹ bảo nhà không có tiền trả đâu, có khi lại phải cho cháu nghỉ học ở nhà thôi. Thế nên chúng tôi cũng chẳng hỏi thêm nữa, tất cả vì tương lai của học trò", thầy Bảo bộc bạch.

Tương tự, thầy giáo Vi Văn Tiến - Giáo viên Trường Tiểu học Mường Pồn (tỉnh Điện Biên) cũng cùng chia sẻ, nhiều em học sinh cứ về nghỉ hè với gia đình là tới năm học mới lại ngại đi học lại.

"Do đặc thù tư duy của đồng bào nơi đây có nhiều gia đình sinh nhiều con, chúng tôi phải thường xuyên phối hợp với cán bộ bộ đội biên phòng tới tận nhà đón và đưa các em tới trường. Nếu chỉ vận động “hơi hơi” là các em không đi học đâu. Lắm lúc phải dùng mẹo để học trò tới trường đấy", thầy Tiến cho biết.

Cần cộng đồng chung tay “nâng bước” học sinh vùng cao

Là một đơn vị đã từng làm công tác đỡ đầu cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn từ năm 2014 cho đến nay, cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Mường Pồn (huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên) rất trăn trở với thực trạng học sinh miền núi “ngại” đến trường.

o noi hoc tro thay thay co la tan loan chay len rung bo tron

Điểm trường Huổi Ké - Trường Tiểu học số 2 Mường Pồn điều kiện rất khó khăn. Ảnh: CTV.

Thiếu tá Trần Anh Tuấn - Chính trị viên phó Đồn Biên Phòng Mường Pồn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) cho biết: "Song song với nhiệm vụ chính trị của lực lượng trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, chúng tôi cũng thường xuyên phối hợp với lãnh đạo các trường trên địa bàn để thực hiện chương trình 'Nâng bước em đến trường' hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Chúng tôi đang lựa chọn 4 cháu khó khăn nhất để hỗ trợ mỗi tháng 500.000 đồng/cháu. Đây là tiền từ các cán bộ, chiến sĩ ở đồn đóng góp từ tiền lương hàng tháng mỗi người một ít để trao trực tiếp cho các cháu. Chúng tôi cũng cố gắng duy trì để nếu có cháu nào học tốt, sẽ được nhẫn hỗ trợ hàng tháng đến khi các cháu học hết lớp 12".

Điều kiện kinh tế của đa phần người dân ở miền núi còn khó khăn, Thiếu tá Trần Anh Tuấn mong muốn sự chia sẻ, quan tâm và đóng góp của các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm để giúp các em học sinh những vùng rẻo cao của tổ quốc có một năm học mới thật đủ đầy.

Theo Dân trí

Tin mới hơn

Những “bữa cơm có thịt” của học sinh vùng cao Quảng Nam

TP Hồ Chí Minh là thành viên "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu"

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ vinh danh Thành phố Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”.
Những “bữa cơm có thịt” của học sinh vùng cao Quảng Nam

[Infographic] Lịch thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 1277 về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Theo đó, Kỳ thi được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Những “bữa cơm có thịt” của học sinh vùng cao Quảng Nam

Tuyển sinh đại học 2024: Xuất hiện những ngành mới trong trường top đầu

Các trường: Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông vừa thông tin mở ngành mới.
Những “bữa cơm có thịt” của học sinh vùng cao Quảng Nam

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố sửa đổi quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông với nhiều điểm mới như bổ sung vật dụng cấm mang vào phòng thi, bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi...
Những “bữa cơm có thịt” của học sinh vùng cao Quảng Nam

Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề theo sở thích, sở trường và nhu cầu việc làm trong tương lai, một trong những vấn đề được các thí sinh, phụ huynh quan tâm là học phí.

Tin bài khác

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Năm 2024, Học viện Kỹ thuật quân sự sẽ thêm một phương thức tuyển sinh bằng cách lấy kết quả thi đánh giá năng lực của hai đạ học Quốc gia.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký các quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Quy định mới về học phí

Quy định mới về học phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Cả 6 học sinh Hà Nội giành huy chương Olympic khoa học trẻ quốc tế

Cả 6 học sinh Hà Nội giành huy chương Olympic khoa học trẻ quốc tế

6 học sinh Hà Nội tham dự Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2023 tại Thái Lan đều giành Huy chương, trong đó có 1 Huy chương Bạc và 5 Huy chương Đồng.
Chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với hai môn bắt buộc

Chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với hai môn bắt buộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo đó, thí sinh phải thi hai môn bắt buộc là Ngữ văn và Toán.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc