Ô nhiễm không khí chết người có thể thâm nhập vào máu
Các hạt bụi nhỏ - giống như những hạt được tạo ra với lượng khổng lồ do đốt các nhiên liệu hoá thạch - có thể đi qua phổi vào máu và sau đó hủy hoại các cơ quan, theo một thí nghiệm gây tranh cãi mới đây.
Trong khi ô nhiễm không khí đã được liên hệ với bệnh tim và hàng triệu ca chết sớm thì người ta còn chưa biết liệu các hạt bụi nhỏ nhất có đi từ phổi vào máu hay không.
Nghiên cứu mới đã cho 14 người tình nguyện khỏe mạnh và 12 bệnh nhân phẫu thuật hít các hạt nano vàng.
Xét nghiệm máu và nước tiểu của họ đã phát hiện các hạt nano chỉ sau 15 phút và chúng vẫn tồn tại đến ba tháng sau đó.
Tổ chức British Heart Foundation (BHF), nơi tài trợ cho nghiên cứu, cho biết "Không có gì nghi ngờ ô nhiễm không khí gây chết người" nhưng kết quả thí nghiệm đã cho thấy điều gì thực sự đang diễn ra.
Một số nhà khoa học đã ca ngợi nghiên cứu, nhưng một số người lại chỉ trích và nói rằng việc đưa các hạt nano vàng vào người là "rất nguy hiểm".
Tuy nhiên, việc tìm ra những hạt bụi rất nhỏ từ ô nhiễm không khí trong cơ thể người là rất khó khăn, vì vậy các nhà nghiên cứu đã sử dụng vàng, thứ có thể dễ dàng phát hiện hơn.
Vàng đã được phát hiện trong máu và nước tiểu trong vòng 15 phút đến 24 giờ sau khi tiếp xúc, và vẫn còn hiện diện ba tháng sau khi tiếp xúc. Mức độ lớn hơn sau khi hít các hạt 5nm so với các hạt 30nm.
Các tiểu phân vàng có thể được phát hiện trong mẫu bệnh phẩm động mạch cảnh sau phẫu thuật ở bệnh nhân có nguy cơ đột quị".
Việc phát hiện các hạt nano trong máu và sự tích tụ của chúng ở các vùng bị viêm trong cơ thể "chỉ ra cơ chế trực tiếp có thể giải thích mối liên quan giữa các hạt nano trong môi trường và bệnh tim mạch.
Theo GS. Jeremy Pearson, giám đốc y tế của BHF, nghiên cứu làm tăng thêm bằng chứng cho thấy chính phủ cần thực hiện các biện pháp để giảm ô nhiễm không khí.