Bể bơi (nhất là bể ngoài trời) được coi là một trong những địa điểm dễ bị ô nhiễm nhất.
|
Vào những ngày nóng nực, nhiều người thường có thói quen đi đến bể bơi như là cách để giải nhiệt mùa hè. Có một sự thật mà không mấy ai để ý, đó là bể bơi (nhất là bể ngoài trời) được coi là một trong những địa điểm dễ bị ô nhiễm nhất. |
|
Những bể dạng này thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dễ bị nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, các loại vi trùng. |
|
Ngoài ra, nguồn thải ô nhiễm ra bể bơi còn bao gồm các vi sinh vật, lượng dầu bài tiết trên cơ thể người đi bơi như: mồ hôi, nước tiểu, mỹ phẩm, kem chống nắng. |
|
Những bể bơi không được tẩy trùng kĩ sẽ là môi trường sống cho rất nhiều các loại khuẩn như Cryptosporidium - nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy ở người, viêm kết mạc ở mắt. |
|
Bể bơi bắt buộc phải được xử lý hóa học trước khi đem vào sử dụng. Thành phần không thể thiếu trong nước bể bơi thường bao gồm clo. |
|
Nước bể bơi không đạt tiêu chuẩn được xem là hung thần cho sức khỏe con người. |
|
Bể bơi công cộng là nơi tập trung nhiều người, mọi thành phần, mọi đối tượng nên việc xây dựng ý thức tắm chung là rất khó. |
|
Nhiều người xuống không tuân thủ các biện pháp làm sạch như tắm gội trước khi xuống bể. |
|
Nhất là những người đang mắc các bệnh ngoài da hoặc nhiễm khuẩn sinh dục tiết niệu, bệnh về mắt… sẽ càng làm tăng vi khuẩn gây bệnh vào nước. |
|
Một số người khác còn có thói quen khạc nhổ, tiểu tiện ra luôn ra bể bơi khiến cho nguồn nước không còn đảm bảo vệ sinh... |
|
Để khống chế được nguồn nước sạch, phải thực hiện chế độ lọc tuần hoàn rất tốt, và phải giết được Tảo. Nhưng lọc tuần hoàn nước sẽ phải tốn rất nhiều tiền, do đó, việc này ít khi được các bể bơi thực hiện theo đúng quy chuẩn (thay nước 1 lần/ngày). Mà phần lớn là 3 ngày thay 1 lần, thậm chí là 1 tuần mới thay nước.(Ảnh: Reuters) |
|
Do đó, trước khi đi bơi, bạn cần thực hiện những biện pháp bảo vệ, đặc biệt là với trẻ nhỏ. (Ảnh: Reuters) |
Theo Mạnh Cường/VOV.VN