Những bằng chứng đáng giá chống lại nước ngọt dành cho người ăn kiêng
“Uống quá nhiều đường đang là vấn đề nghiêm trọng ở các nước phương Tây bởi nó góp phần gây ra béo phì, đái tháo đường và các bệnh khác”, ThS. Matthew P. Pase, một nhà nghiên cứu về thần kinh học của ĐH Boston (Hoa Kỳ) nói. “Chúng ta biết rằng nước ngọt ngày càng phổ biến nhưng lại không có nhiều nghiên cứu về những ảnh hưởng của đồ uống này ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào”.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Academy of Nutrition and Dietetics năm 2016, gần 1 nửa người lớn và 1/4 trẻ em Mỹ đang sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo và phần lớn đưa vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày và “nạp” chủ yếu qua đồ uống ăn kiêng.
Dưới đây là những gì chúng ta nên biết về nước ngọt dành cho ăn kiêng và vai trò của chúng đối với sức khỏe và những gì bạn có thể làm để có được lựa chọn thong minh trong khi chờ đợi:
Những bằng chứng thuyết phục
Ngày càng có nhiều bằng chứng thuyết phục về mối liên quan giữa việc uống soda dành cho người ăn kiêng với bệnh tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim cũng như đái tháo đường tuýp 2 và béo phì. TS Ralph L. Sacco, chuyên gia thần kinh học, ĐH Miami Miller nói.
Một nghiên cứu tháng Tư năm nay (2017) trên 4.400 tuổi 45 trở lên do ThS Pase làm trưởng nhóm, đã phát hiện ra rằng những người uống nước ngọt ăn kiêng mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ gấp 3 lần so với những người không uống, Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Đột quỵ của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, theo Sacco, nghiên cứu này có một số hạn chế và không chứng minh được việc uống nước ngọt ăn kiêng gây ra đột quỵ. Có thể những người uống nước soda ăn kiêng có sức khỏe kém hơn.
Nhưng những phát hiện trước đó đã củng cố những kết quả của nghiên cứu của Phase.
Cụ thể, 3 nghiên cứu trước đó đăng tải năm 2007 và 2009 cho thấy những người uống nước ngọt ăn kiêng thường xuyên có nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2 và có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa cao hơn 30-55% hơn những người không uống. Nghiên cứu thứ 2 công bố năm 2012 tiếp tục củng cố những kết quả trên.
Các nhà nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa việc tiêu thụ nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tử vong sớm cao hơn 45% trong 1 nghiên cứu trên 2.600 người và tăng gần 30% nguy cơ đột quỵ xuất huyết (một dạng đột quỵ ít phổ biến hơn) trong 1 nghiên cứu khác trên 130.000 người.
Nghiên cứu trước đây cũng tìm ra mối liên quan giữa nước ngọt ăn kiêng với trầm cảm và sinh non. Như nghiên cứu trên gần 320.000 người đăng tải trên tạp chí PLoS One năm 2014 cho thấy những người uống từ 4 lon nước ngọt ăn kiêng mỗi ngày trở lên sẽ có 30% nguy cơ mắc trầm cảm so với những người không uống.
Những kiến giải thận trọng về cơ chế gây hại của nước ngọt ăn kiêng |
Theo Sacco, các nghiên cứu về mối liên quan giữa soda ăn kiêng và nguy cơ tim mạch rất đáng chú ý nhưng cần phải có thêm nhiều nghiên cứu nữa chặt chẽ hơn. Ví dụ như tất cả những nghiên cứu này đều chỉ dựa trên báo cáo của các tình nguyện viên về thói quen uống nước ngọt ăn kiêng - điều này có thể không chuẩn vì họ có thể không nhớ những gì họ ăn.
Thêm vào đó, những người uống nước ngọt ăn kiêng có nguy cơ mắc đái tháo đường hay béo phì cao hơn bởi họ đang có chế độ ăn không lành mạnh. Ví dụ một người thừa cân có thể chuyển từ uống nước ngọt thường sang uống nước ngọt dành cho người ăn kiêng để mong kiểm soát vòng eo đang tăng nhanh.
Và không phải mọi nghiên cứu đều cho thấy uống nước ngọt ăn kiêng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Ví dụ, nghiên cứu năm 2012 của các nhà khoa học trường Y tế cộng đồng Harvard đã phân tích thói quen uống của 43.000 nam giới và phát hiện ra những người uống nước ngọt có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn hơn trong khi những người uống nước ngọt ăn kiêng thì không.
Một lý do khác khiến các nhà khoa học chưa dứt khoát đưa ra kết luận là nước ngọt ăn kiêng có gây hại cho sức khỏe hay không là bởi họ chưa chắc chắn về việc nguy cơ bệnh gia tăng như thế nào.
Sacco tin rằng các thành phần trong nước ngọt, như đường nhân tạo có thể làm hỏng mạch máu – là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường và đột quỵ. Có một số bằng chứng cho thấy chất làm ngot gây ra chứng viêm mà vốn liên quan với bệnh tim.
Cũng có thể chất làm ngọt nhân tạo thường có trong nước ngọt ăn kiêng đã “đánh lừa” bộ não, khiến nó thèm các thực phẩm giàu calo, dẫn tới tăng cân.
Chúng cũng có thể gây ra sự thay đổi hoóc môn hay vi khuẩn đường ruột - vốn đóng vai trò quan trọng với cân nặng và kiểm soát insulin.
Điển hình là một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature năm 2014 cho thấy các chất làm ngọt nhân tạo đã gây ra thay đổi hoóc môn và vi khuẩn đường ruột ở người và chuột, làm tang nguy cơ bất dung nạp glucose, một trong những dấu hiệu của tiền đái tháo đường.
Tuy nhiên, “chúng tôi không chắc chắn về cơ chế này”, Sacco nói. Điều này đòi hỏi những nghiên cứu lớn, quy mô và chặt chẽ hơn.