Facebook Twitter youtube Tiktok

Một nửa số tiến sĩ làm 'quan” thì có gì đáng mừng?

Chính trị
GS Nguyễn Minh Thuyết: 50% số tiến sĩ làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, làm công chức, viên chức thì đó không phải là điều đáng mừng.
aa

Theo số liệu của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ), tính tới năm 2016, nước ta có tới hơn 24.000 tiến sĩ. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Giáo dục-Đào tạo, số tiến sĩ làm việc trong các trường ĐH, CĐ có khoảng 15.000 người. Như vậy, có tới gần 50% tiến sĩ đang làm cán bộ, công chức. Đây là con số đáng mừng hay đáng lo? Giữa quan chức và tiến sĩ có mối quan hệ như thế nào? Bằng tiến sĩ có phải là điều kiện tốt để được thăng tiến. Đây là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên VOV và Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết- nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Giá trị của bằng tiến sĩ đang giảm sút

PV: Thưa Giáo sư, với một quốc gia có truyền thống hiếu học như Việt Nam, có người là tiến sĩ hẳn sẽ là niềm tự hào lớn của gia đình, dòng họ, thậm chí của làng xã?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Chắc chắn là như thế, dù bây giờ số lượng tiến sĩ rất nhiều, nhưng đối với mỗi gia đình, mỗi dòng họ là một niềm vui, vinh dự lớn.

mot nua so tien si lam quan thi co gi dang mung
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

PV: Rõ ràng là học vị tiến sĩ rất đáng tự hào, xứng đáng được vinh danh. Thế nhưng, những năm gần đây, học vị tiến sĩ đang được nhìn nhận khác đi rất nhiều, có thể nói, giá trị của văn bằng này đang giảm sút nghiêm trọng tại Việt Nam. Vì sao lại như vậy thưa ông?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Nhận định này là đúng và có thể nói đây là một điều rất đáng buồn, mặc dù chúng ta phải khẳng định là hiện nay, nhiều người trẻ có học vị tiến sĩ ở nước ngoài cũng như bảo vệ luận án tiến sĩ ở trong nước là những người rất có năng lực, nhiều người có năng lực hơn thế hệ chúng tôi. Nhưng số đông hiện nay có thể nói năng lực kém. Tại sao “giá” của học vị tiến sĩ lại giảm sút như thế là do chúng ta chỉ chú trọng đến số lượng, mà không chú trọng chất lượng; công tác đào tạo bị buông lỏng, thậm chí có thể nói đã bị buông lỏng lâu rồi. Để lấy lại giá trị của văn bằng tiến sĩ, cần chấn chỉnh công tác đào tạo.

PV: Theo cách hiểu thông thường, những người có học vị tiến sĩ, học hàm PGS, GS thường làm các công tác nghiên cứu khoa học, công tác giảng dạy. Thế nhưng, có tới gần 50% tiến sĩ là cán bộ công chức, viên chức, theo ông, con số này là đáng mừng hay đáng lo?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Về con số do Bộ Khoa học-Công nghệ đưa ra tôi không rõ bên đó đã trừ đi những người có học vị tiến sĩ đã về hưu hay chưa. Thế nên tới 50% số tiến sĩ làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, làm công chức, viên chức thì đó không phải là điều đáng mừng. Bởi chúng ta đào tạo tiến sĩ để làm nghiên cứu khoa học, để giảng dạy ở bậc đại học chứ không phải để làm quan chức. Để làm quan chức, làm cán bộ công chức, không nhất thiết phải có bằng tiến sĩ.

Tôi nhớ từng làm việc với đoàn Thượng viện Australia năm 2003, Văn phòng Quốc hội giới thiệu tôi, một vị trong đoàn nghị sĩ Australia đã bày tỏ sự về số lượng tiến sĩ, giáo sư trong Quốc hội Việt Nam. Tôi nghĩ ông ấy nhận xét chân thành, còn thực ra, để hoạt động chính trị, không nhất thiết phải có bằng tiến sĩ, học hàm GS, PGS để phong cho những người làm công tác giảng dạy.

Học tiến sĩ để lên làm quan

PV: Trong báo cáo về tình hình cán bộ công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị địa phương, tỷ lệ tiến sĩ được đưa lên biểu dương như là một thế mạnh của cơ quan, đơn vị đó, trong khi năng lực và hiệu quả công việc của những tiến sĩ còn chưa biết thế nào. Phải chăng việc đánh giá cán bộ có chất lượng cao hay thấp thông qua hồ sơ lý lịch, danh vị đang được coi trọng hơn hiệu quả công việc thực tế, thưa ông?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Đây là một thực tế ở nước ta hiện nay. Dĩ nhiên, chúng ta muốn tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ thì phải dựa vào trình độ đào tạo của họ. Nhưng nếu chỉ dựa vào các văn bằng, các “mảnh giấy” thôi chưa đủ, mà phải đánh giá được năng lực thực tiễn của cán bộ. Tôi nghĩ rằng, ở các cơ quan công quyền, những cơ quan không phải đơn vị nghiên cứu khoa học, đơn vị đào tạo, có lẽ nên bớt ca tụng số lượng tiến sĩ, thạc sĩ. Chúng ta còn tiếp tục theo hướng đó, nghĩa là khuyến khích người ta lấy bằng sau đại học để làm quan.

Về công tác đào tạo tiến sĩ, cần siết chặt cả đầu vào lẫn đầu ra. Hiện nay quy chế đào tạo tiến sĩ mới của Bộ Giáo dục-Đào tạo đã thực hiện theo hướng này. Để được nhận vào làm tiến sĩ và làm người hướng dẫn tiến sĩ đòi hỏi phải có tiêu chuẩn rất cao, có nhiều ngành chắc phải đóng cửa nhiều năm vì không tuyển được người làm tiến sĩ. Việc siết chặt cả đầu vào cũng như đầu ra là đúng đắn.

PV: Câu chuyện nhập nhằng giữa cán bộ và tiến sĩ đã tồn tại lâu nay ở nước ta, trở thành một quán tính khó thay đổi, có đúng không thưa ông?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi thì nó có truyền thống từ xa xưa, ngày xưa các cụ đi học và cũng học đến tiến sĩ là để làm quan. Bây giờ chúng ta có sự lằng nhằng giữa một bên học vị để nghiên cứu khoa học một bên là văn bằng để làm quan nên mới dẫn đến tình trạng như thế này. Nhưng ngày xưa, các cụ học đến tiến sĩ, học để làm quan thật, học chính sách cai trị, chính sách phát triển kinh tế… Bây giờ, ta học tiến sĩ là để nghiên cứu khoa học chứ không để làm quan như ngày xưa. Do đó, chúng ta phải dứt khoát không coi việc có văn bằng tiến sĩ hay thạc sĩ là một điều kiện để tuyển dụng hay bổ nhiệm; phải nâng cấp cán bộ công chức viên chức, trừ viên chức trong các cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo.

PV: Theo ông, một người có thể đảm đương tốt cả trách nhiệm công vụ và trách nhiệm khoa học hay không?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Có thể có những người làm được như thế nhưng theo tôi, để đảm đương được cả “hai vai” là rất khó. Thời gian tôi làm Đại biểu Quốc hội, đồng thời vẫn phải hướng dẫn nghiên cứu sinh, vẫn phải đi dạy học, đi chấm luận án… phải làm việc vô cùng vất vả. Tôi nghĩ nếu rảnh tay chỉ làm một việc thì chắc việc đó sẽ tốt hơn.

Bằng sau đại học không thể là một “điểm cộng” để bổ nhiệm, tuyển dụng

PV: Phải chăng đây là căn nguyên của thực trạng nền khoa học của Việt Nam “vừa thiếu, vừa yếu”?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Căn nguyên thì có nhiều, không chỉ có mỗi chuyện đào tạo ra rồi dùng vào việc khác, đào tạo ra tiến sĩ không để nghiên cứu khoa học mà đi làm quan chức. Tuy nhiên, đây cũng là một căn nguyên. Có lẽ cần phải chấn chỉnh công việc này, với các cơ quan hành chính đơn thuần, cần xem lại có nên để anh em lấy thời gian, thậm chí tiền bạc để đi học tiến sĩ hay không. Nếu có một công chức say mê học hành, học ngoài giờ và tự bỏ tiền đi học thì không thể ngăn cản được. Người ta đi học như thế là vì niềm say mê khoa học và để sau đó chuyển sang làm công tác nghiên cứu khoa học, chứ không phải lấy bằng tiến sĩ ấy để lên chức. Trong tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ, không nên coi việc đào tạo sau đại học là một tiêu chuẩn, vì nếu chỉ làm công chức Nhà nước, người ta cần một cài tài khác, không cần bằng tiến sĩ.

PV: Để khắc phục những hạn chế, theo ông chúng ta cần có thay đổi gì?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Trước hết phải chấn chỉnh công tác đào tạo sau đại học, cụ thể phải siết chặt đầu vào, kiểm tra kỹ quá trình hướng dẫn, siết chặt đầu ra. Thứ hai, trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự ở các cơ quan hành chính nhà nước, không nên sử dụng tiêu chuẩn về bằng cấp sau đại học như là một trong những tiêu chuẩn ưu tiên để được bổ nhiệm, tuyển dụng. Thứ ba, nên chấm dứt việc phong học hàm cho những người chỉ làm việc ở các cơ quan hành chính, bởi chính các vị này “đầu têu” cho những người khác chạy theo học vị ảo. Đã đi làm quan chức ở nhà nước thì còn thời gian đâu đi dạy đại học mà phong giáo sư, phó giáo sư. Chỉ nên phong cho những người đang trực tiếp đào tạo. Thứ tư, về mặt xã hội, phải có đòi hỏi, đánh giá về hiệu quả công việc của những người có bằng cấp và phải thực hiện từ các cơ quan trực tiếp quản lý những người có bằng cấp sau đại học.

PV: Xin cảm ơn Giáo sư./.

Theo Ngọc Chi/VOV

Tin mới hơn

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam quá rẻ!

Ban Pháp chế HĐND tỉnh: Thẩm tra các Tờ trình, dự thảo Nghị quyết

Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Mười Chín HĐND tỉnh khóa XIV, sáng ngày 16/6, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm tra các Báo cáo, Tờ trình và dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp.
Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam quá rẻ!

Trao đổi kinh nghiệm công tác tuyên giáo và tuyên truyền biển đảo

Trong 3 ngày từ 14 - 16/6, tại TP. Hải Phòng, Đảng ủy Cục Kỹ thuật Hải quân (Quân chủng Hải quân) và Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác tuyên giáo và tuyên truyền biển đảo năm 2024.
Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam quá rẻ!

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XIV, sáng 15/6, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp. Dự hội nghị thẩm tra có đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Mai Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các ban của HĐND tỉnh, các sở, ngành, địa phương liên quan.
Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam quá rẻ!

Đại hội Đại biểu Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Lương lần thứ XIX

Trong hai ngày 12 và 13/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Lương tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có đồng chí Dương Văn Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh.
Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam quá rẻ!

Phú Bình: Quyết liệt các giải pháp hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu năm 2024

Ngày 14/6, đồng chí Đỗ Đức Công, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đã dự và phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Bình lần thứ 19, khóa XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Tin bài khác

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào 25 nội dung quan trọng

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào 25 nội dung quan trọng

Sáng ngày 13/6, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 71, khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 25 nội dung về phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng và các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ mười chín, HĐND tỉnh khóa XIV.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Tp Thái Nguyên thành công tốt đẹp

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Tp Thái Nguyên thành công tốt đẹp

Ngày 13-6, thành phố Thái Nguyên tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III, năm 2024 với chủ đề “Nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Xem xét chi trả hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng cho công dân đúng quy định

Xem xét chi trả hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng cho công dân đúng quy định

Ngày 12/6, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 6/2024 để xem xét, cho ý kiến chỉ đạo giải quyết vụ việc liên quan đến kiến nghị của ông Hoàng Văn Khanh, trú tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ. Dự buổi tiếp công dân có đồng chí Phạm Văn Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng thành viên Tổ công tác giúp việc Bí thư Tỉnh ủy tiếp dân và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.
Đại hội đại biểu MTTQ TP Sông Công lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu MTTQ TP Sông Công lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 thành công tốt đẹp

Trong 2 ngày 11 và 12/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Sông Công đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có đồng chí Dương Văn Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí lãnh đạo TP Sông Công cùng 155 đại biểu chính thức đại diện các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố.
Đảng bộ TP Thái Nguyên: Kết nạp hơn 100 đảng viên là học sinh ưu tú

Đảng bộ TP Thái Nguyên: Kết nạp hơn 100 đảng viên là học sinh ưu tú

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Thái Nguyên về việc chú trọng phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên. Mới đây 5 Chi, Đảng bộ của 5 trường THPT, trực thuộc Đảng bộ thành phố Thái Nguyên đã tổ chức kết nạp đảng cho các quần chúng ưu tú là học sinh
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc