Làm thế nào để hồi phục nhanh sau mổ đẻ?
Mổ đẻ khá phổ biến, chiếm khoảng 31,9% số ca sinh tại Mỹ. Mổ đẻ có thể giúp cứu sống cả người mẹ và em bé, nhưng cũng mang theo những rủi ro và có thể mất nhiều thời gian để hồi phục sau đó.
Tự chăm sóc, đặt ra những kỳ vọng hợp lý, và có đội ngũ y tế hỗ trợ sẽ giúp cho quá trình hồi phục dễ dàng hơn.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh mổ
Nhiều hướng dẫn gợi ý rằng phải mất từ 4- 6 tuần để người mẹ hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ. Tuy nhiên, điều này khác nhau giữa mọi người và một số nghiên cứu cho thấy thời gian phục hồi có thể lâu hơn đáng kể. Vì dụ, có nghiên cứu thấy 60% phụ nữ có bị đau vết mổ tới rạch 24 tuần sau khi sinh.
Ngay sau mổ
Hầu hết phụ nữ sinh mổ sẽ được gây tê màng cứng hoặc gây tê tủy sống. Kiểu gây tê này làm mất cảm giác của cơ thể nhưng vẫn cho phép người mẹ hoàn toàn tỉnh táo.
Có thể mất vài giờ để phục hồi lại cảm giác sau khi gây tê ngoài màng cứng. Người mẹ sẽ không thể tự đi bộ hoặc đi vệ sinh, trong thời gian hậu phẫu ngay sau mổ này. Hầu hết người mẹ sẽ được đặt ống thông trong vài giờ sau mổ để giúp đi tiểu.
Nếu cần gây mê, thì cần một thời gian để người mẹ tỉnh. Người mẹ có thể cảm thấy váng vất, buồn nôn, sợ hãi, hoặc lú lẫn khi thoát mê.
Đối với nhiều bậc cha mẹ, mối quan tâm lớn nhất lúc này là em bé. Thường thì nhân viên y tế của bệnh viện sẽ đón em bé khỏi người mẹ sau khi sinh. Hiện nay, nhiều bệnh viện đã cung cấp gói dịch vụ sinh mổ nhẹ nhàng.
Sinh mổ nhẹ nhàng có nghĩa là nếu em bé khỏe mạnh, em bé có thể được đặt nằm trên ngực mẹ hoặc được người nhà bế trong khi bác sĩ khâu vết mổ trên bụng người mẹ.
Điều quan trọng là gia đình nên hỏi trước xem bệnh viện có dịch vụ đó hay không hay không và truyền đạt mong muốn của mình về việc chăm sóc em bé với nhân viên y tế.
Trong 24 giờ đầu
24 giờ đầu sau khi sinh mổ cũng có nhiều thách thức giống như sinh thường, bao gồm thích nghi với việc làm cha mẹ, cố gắng cho em bé bú, và đón tiếp khách đến thăm. Tuy nhiên những người mẹ sinh mổ còn phải đối mặt với một số thách thức khác.
Hầu hết phụ nữ sẽ nằm viện từ 2-4 ngày để hồi phục sau khi sinh mổ.
Huyết khối
Một trong những nguy cơ lớn nhất của sinh mổ là hình thành cục huyết khối ở chân, hay gặp ở những người thừa cân hoặc bất động trong thời gian dài.
Những người không thể đi bộ có thể cần mang băng ép đặc biệt ở chân để giữ cho máu lưu thông. Còn nếu có thể đi bộ thì cần dậy và đi lại càng sớm càng tốt.
Đau
Trong 24 giờ đầu tiên, cảm giác đau ở vết mổ là rất phổ biến. Nhiều phụ nữ cũng cảm thấy đau do tử cung co hồi. Những cảm giác này giống như đau bụng kinh nhưng mạnh hơn nhiều.
Theo dõi nhiễm trùng
Một y tá hoặc bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận vết mổ về các dấu hiệu nhiễm trùng. Họ cũng sẽ kiểm tra tình trạng ra máu ở âm đạo. Ngay cả sau sinh mổ, tử cung cũng phải đẩy ra những gì còn lại của thai kỳ. Ra máu âm đạo thường kéo dài từ 4 đến 6 tuần sau khi sinh và nhiều nhất là trong những ngày đầu tiên.
Những tuần đầu tiên
Nguy cơ nhiễm trùng cao nhất trong vài tuần đầu tiên. Chảy máu nguy hiểm, hay băng huyết, cũng dễ xảy ra trong thời gian này.
Người mẹ nên tránh tập thể dục trở lại trong vòng 6 đến 8 tuần. Cũng không nên lái xe trong 4 đến 6 tuần nữa sau mổ đẻ.
Vết mổ sẽ đau trong một hoặc hai tuần. Cơ xung quanh vết mổ cũng cảm giác yếu. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau trong 2 tuần đầu tiên. Nên hỏi bác sĩ của họ về sự an toàn của việc cho con bú khi dùng thuốc giảm đau.
Các triệu chứng có xu hướng dần dần tốt lên khi vết mổ liền và tử cung co lại.
Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tự tiêu. Chỉ khâu sẽ tự mất mà không cần cắt chỉ. Trong một số trường hợp khác, bác sĩ có thể cần cắt những mũi chỉ không tiêu được, thường là vài tuần sau khi sinh.
Hồi phục lâu dài
Hồi phục sau mổ đẻ cần có thời gian và có thể mất nhiều thời gian hơn là dự kiến của bác sĩ. Một số người mẹ bị đau cơ hoặc đau vết mổ kéo dài vài tháng. Một số khác lại vất vả với tình trạng tiểu không tự chủ do cơ đáy chậu bị yếu.
Tuy những thách thức này rất hay gặp, song không nên bỏ qua chúng. Bất kỳ triệu chứng khó chịu nào tồn tại dai dẳng sau khi sinh mổ đều cần được nói với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh.
Việc chuyển đến bác sĩ chuyên khoa, chẳng hạn như chuyên về trị liệu đáy chậu hoặc tập luyện, có thể giúp phục hồi lâu dài.