Facebook Twitter youtube Tiktok

Kẻ lụy trà Việt

Chè Thái - Trà Việt
Người thưởng trà ngon, có thể nói sành về trà rất nhiều. Người đam mê trà cũng không hiếm. Nhưng yêu đến lụy với trà Việt có lẽ ít người như Nguyễn Việt Bắc. 
aa

Bữa ngồi với nhau tại Thưởng trà (tầng 3, tập thể số 2 phố Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội”, Bắc nói: “Tôi đến và tôi làm trà nó không thuần túy là một bài toán kinh doanh. Cho nên nếu như không làm trà Việt thì tôi chẳng có lý do gì để làm trà”.

ke luy tra viet
Anh Nguyễn Việt Bắc

1. Lăn lộn gắn bó với trà Việt để từ đây Bắc trà đúc kết: Trong cách thưởng trà của người Trung Quốc, họ tập trung nhiều vào hình thái bên ngoài. Những cái có thể nhìn thấy được, nghe thấy được, những cái có thể tiếp xúc với thị giác đầu tiên. Trong khi đó, người Việt Nam để ý đến cái bên trong hơn.

Quan niệm về trà ngon của người mình là hương thơm, là hậu vị. Còn người Trung Quốc họ để ý nhiều đến phần thẩm mỹ, tuy là vậy, xong không thể không thừa nhận trà Việt còn kém phong phú cả về hương lẫn vị so với trà Tàu.

Thuở bé hay lân la ngồi uống trà với bố, tích chè tươi của mẹ, rồi Bắc thích thứ nước uống hàng ngày ấy lúc nào chẳng hay. Sau này, khi đến với trà Việt, anh có một quan niệm: Một người mới bước vào mà muốn họ yêu trà thì phải khiến họ yêu thứ nước ấy chứ không phải những thứ mộng mị vây quanh. Khi họ đã yêu thức uống ấy thì những thứ khác tự khắc nó sẽ được vun đắp vào. Còn trước đó, chính những chuyến đi đã cuốn Bắc vào với cây chè Việt Nam. Anh chia sẻ: “Việc tôi đến với chè không phải là sự kiện. Nó không phải là quyết định lớn lao gì hết, mà chỉ là một cái chuỗi cứ ngấm vào dần, ngấm vào dần”.

Chuyến đi đầu tiên, Bắc lên Tân Cương (Thái Nguyên). Trái đắng đầu tiên anh được nếm ngay. Anh chỉ được thưởng thức nước trà lai chứ không có nước trà bản địa. Còn những cây chè bản địa lâu năm lại đang có cuộc sống vô cùng khổ sở. Chúng phải sống chen vào trong những cây keo, cây bòng bong cuốn quanh.

Cú sốc đầu tiên không làm Bắc bỏ cuộc. Bắc lại tiếp tục đi. Bắc đến Suối Giàng (Yên Bái). Cũng nhìn thấy những cây chè cổ thụ như bao nhiêu người khác; nếu những người xung quanh thấy đấy là những cây chè quá đẹp trông như những cây bon sai trong chậu của Nhật thì Bắc chỉ nhìn thấy đấy là những cây chè đau khổ khiến anh thương chúng.

ke luy tra viet
Thưởng trà

Anh đã viết rằng: “Những cây trà cổ thụ dường như đang trải qua cuộc sống “cơ hàn”, hằn lên thân cây già nua, nỗi cực nhọc đã tạo nên những “nếp nhăn”, những vết “chai sạn”, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, bò sát mặt đất mong kiếm chút hơi sương để quên đi cơn khát nơi gốc cây cằn cỗi”.

Chỉ đến khi tới Tà Xùa (huyện Bắc Yên, Sơn La) năm 2011, trước những tán chè cổ thụ hoang dã sum suê nhìn như một cây rừng bình thường, lá mướt mát, sức sống ăm ắp, Nguyễn Việt Bắc mới thấy cây chè đang sống. Từ đây, Bắc bắt tay vào làm chè Tà Xùa.

Vùng chè Tân Cương (Thái Nguyên) đã nằm ngoài sức của anh. Nơi đây, với tư duy bảo tồn giống, Bắc chỉ thuyết phục được một gia đình giữ lại cây chè truyền thống. Nếu như sau này có gia đình khác họ muốn làm lại thì ít ra còn có một vườn giống. Vùng chè Suối Giàng (Yên Bái) và các vùng chè khác đều ngoài tầm tay của anh. Những nơi ấy, cái hay đã hình thành và cái dở cũng thành khuôn thành mẫu. Còn ở trên Tà Xùa, anh bắt tay vào xây dựng thương hiệu cây chè Việt Nam.

Trên Tà Xùa, Nguyễn Việt Bắc gặp nhiều điều kiện thuận lợi. Đó là vùng đất còn hoang sơ, chưa bị thay đổi nhiều. Suy nghĩ của người dân cũng chưa bị tác động bởi thị trường hàng hóa cho nên anh có thể đặt nền móng bằng những việc cụ thể, rõ rệt.

2. Bắc đặc biệt để ý tới cây trà cổ thụ ở Bản Bệ. Khi ấy, địa bàn khó khăn, đường vào lầy lội chứ chưa như bây giờ, từ trung tâm xã tới Bản Bệ dài 4km, những lúc trời mưa phải đi bộ. Đường đi khó khăn. Địa hình khó khăn. Ngay đến sản phẩm đặc sản để làm thành phẩm cũng biết bao khó khăn.

Bản Bệ ấy giống như một thung lũng, xung quanh là núi cao, thành ra vùng tụ sương nên đặc tính của cây chè nơi đây là vào mùa thu hoạch thì búp chè có hàm lượng nước cao bất thường so với những vùng khác. Chính điều này ngáng trở người Mông. Búp chè chế biến xong là thâm sì. Trà đen không ra trà đen, trà xanh không ra trà xanh, cứ dở dở ương ương vậy.

Không biết tiếng Mông, phải nhờ phiên dịch là cán bộ xã, Nguyễn Việt Bắc bắt đầu hướng dẫn bà con những phương pháp thu hái, bảo quản và sơ chế chè để không bị đen. Cứ kiên nhẫn mà dần dần thành công. Trước kia, ở Bản Bệ, bà con làm ra bán 1kg chè khô giá 80.000 đồng.

Bây giờ họ bán 1kg chè tươi đã được 30.000 đến 50.000 đồng. Giá thành chè thành phẩm đã tăng trung bình gấp 3 lần. Thương lái từ miền xuôi lên thu mua, môi trường thương mại dần sôi động lên, người sử dụng biết đến trà Tà Xùa nhiều hơn, số người dùng trà Tà Xùa cũng nhiều hơn.

“Cho nên tôi không thấy ngượng mồm khi nói rằng danh tiếng chè Tà Xùa bây giờ có được là một tay tôi mà ra. Còn tất nhiên tôi không thể phủ nhận là trước tôi cũng có người nọ người kia biết về Tà Xùa, biết về chè Tà Xùa. Có những người đã biết đến hàng chục năm. Nhưng tôi không ngượng mồm khi nói danh tiếng của nó và định hình đó là một vùng nguyên liệu trà tốt thì tôi là người làm”, Nguyễn Việt Bắc tâm sự.

ke luy tra viet
Nguyễn Việt Bắc tâm sự: "Tôi không thấy ngượng mồm khi nói rằng danh tiếng chè Tà Xùa bây giờ có được là một tay tôi mà ra"

Trước kia, đến vụ chè thì bà con người Mông ở Tà Xùa bỏ chè để đi làm nương. Đến bây giờ thì bà con có thể hoãn việc nương để làm trà. Bởi vì, cây chè Tà Xùa đã trở thành một trong vài ba nguồn thu chính của bà con nơi đây.

Từ cây chè Tà Xùa, Nguyễn Việt Bắc đã làm ra được 3 loại trà đã đưa vào thương mại và 9 loại trà loại chỉ để tặng bạn bè chứ không có cơ hội công bố. Lý do chính là bị mất bản quyền. Bài học nhãn tiền đó là thương hiệu trà Bạch Hạc.

Khi nghiên cứu về cây bản địa Tân Cương, Nguyễn Việt Bắc phát hiện một thông tin thú vị. Ngoại trừ những cây chè lai được người dân nơi đây đưa vào sản xuất đại trà vì sản lượng cao thì chỉ còn lại rất thưa thớt những vườn trà bản địa. Song đó cũng không phải cây chè bản địa của Tân Cương mà là cây di thực từ vùng Bạch Hạc (Phú Thọ) về đây.

Truy tìm gốc gác thì đầu thế kỷ 20, cụ Nghè Sổ - tên thật là Phạm Đình Tuân - tỉnh trưởng, là người chủ trương di thực cây chè từ Bạch Hạc về. Người thực hiện việc di thực cây chè về trồng là ông đội năm Vũ Văn Thiệt - còn gọi là ông đội năm. Khi di thực cây chè Bạch Hạc về Tân Cương thì thổ nhưỡng và khí hậu ở đây rất phù hợp đã tạo ra hương vị rất riêng cho chè Tân Cương.

“Cây chè Bạch Hạc khi đến Tân Cương mới trở nên nổi tiếng. Khi tôi làm và tập trung vào cây chè này tôi lấy tên bản xứ đặt là trà Bạch Hạc. Được khoảng 2 năm, thương hiệu Bạch Hạc cũng tạo ra danh tiếng nhất định. Thương gia bắt đầu vào. Nơi nơi đặt tên Bạch Hạc. Nhà nhà đặt tên Bạch Hạc. Bây giờ lên mạng tra thì nhan nhản tên Bạch Hạc nhưng phần lớn đó không phải là thương hiệu cây chè Bạch Hạc mà tôi đã đặt tên. Hầu như trà lai hết. Trong khi tôi là người đặt tên và vực trà Bạch Hạc dậy thì chính tôi phải bỏ tên Bạch Hạc đi thay vào đó là Long Đậu như bây giờ”.

Theo Khải Mông/ Nongnghiep.vn

Tin mới hơn

Đẩy nhanh phân bổ xi măng xây dựng nông thôn mới

Nâng cao chất lượng sản phẩm trà mang Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”

Những năm qua, việc hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ xây dựng, đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 25 sản phẩm. Đặc biệt, trong đó có 01 Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”. Tuy nhiên, hiện nay việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”vẫn còn khá phổ biến. Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục đẩy mạnh công tuyên truyền để giúp người dân thực hiện các quy định trong việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm trà trên địa bàn tỉnh.
Đẩy nhanh phân bổ xi măng xây dựng nông thôn mới

Công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức trồng và chế biến Chè Tân Cương”

Ngày 5/4, UBND TP Thái Nguyên đã tổ chức công bố các Quyết định: Công nhận danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, công nhận xã Tân Cương đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 và công nhận Điểm du lịch cộng đồng tại địa phương. Dự chương trình có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ngành, đơn vị và người dân các xã vùng chè Tân Cương.
Đẩy nhanh phân bổ xi măng xây dựng nông thôn mới

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Tôn vinh giá trị văn hóa vùng chè Tân Cương

Ngày 1/2 (tức 11 tháng Giêng âm lịch), tại Không gian Văn hóa Trà Tân Cương, UBND xã Tân Cương, TP Thái Nguyên đã tổ chức Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” Xuân Quý Mão năm 2023. Lễ hội diễn ra trong 1 ngày, gồm hai phần lễ và hội.
Đẩy nhanh phân bổ xi măng xây dựng nông thôn mới

Nhiều hoạt động văn hóa độc đáo sẽ diễn ra tại Lễ hội “Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2023) và đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngày mai 1/2 (tức 11 tháng Giêng âm lịch), tại Không gian Văn hóa Trà Tân Cương, UBND xã Tân Cương, TP Thái Nguyên sẽ tổ chức Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” Xuân Quý Mão năm 2023.
Đẩy nhanh phân bổ xi măng xây dựng nông thôn mới

[Megastory] Khởi nghiệp từ trồng chè hữu cơ

Khi Lê Sơn Hải từ bỏ theo đuổi nghề báo, về quê nối nghiệp nghề truyền thống của gia đình trồng chè, ít ai biết rằng anh đã trải qua phút giây tuyệt vọng. Tuy nhiên, bằng đam mê và nghị lực anh đã đưa được thương hiệu chè Việt sang "trời Tây".

Tin bài khác

Đại Từ: Diện tích chè VietGAP đạt gần 1.100ha

Đại Từ: Diện tích chè VietGAP đạt gần 1.100ha

Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng chè búp tươi của huyện Đại Từ ước đạt 68.000 tấn, tương đương gần 90% kế hoạch năm và tăng trên 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thúc đẩy sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao

Thúc đẩy sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao

Với việc thực hiện hiệu quả các đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thái Nguyên đã bước đầu phát huy các tiềm năng, lợi thế, tạo ra các sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao. Qua đó, góp phần tích cực phát triển kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Hiện toàn tỉnh có 129 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm chè chiếm đến gần 90%. Tuy nhiên, chỉ có 1 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia. Điều đó cho thấy việc phát triển các sản phẩm chè OCOP đạt tiêu chuẩn quốc gia còn không ít khó khăn.
Đại Từ: Nâng cao giá trị cây chè

Đại Từ: Nâng cao giá trị cây chè

Những năm qua, chè là cây trồng mũi nhọn của huyện Đại Từ trong phát triển kinh tế nông nghiệp, giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng, minh bạch về nguồn gốc, huyện Đại Từ đang tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng, quản lý các vùng trồng chè an toàn gắn với cấp mã số vùng trồng.
Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Là một trong những vùng sản xuất chè lớn của cả nước, với diện tích trên 22.000ha, chất lượng, thương hiệu chè Thái Nguyên đã được khẳng định. Thời gian vừa qua, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các ngành, địa phương đã nỗ lực nâng cao giá trị sản phẩm chè, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập của người làm chè.
Quyết tâm xây dựng thương hiệu cho cây chè Văn Hán

Quyết tâm xây dựng thương hiệu cho cây chè Văn Hán

Nhận thấy vùng chè Văn Hán, huyện Đồng Hỷ có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển song vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường. Từ năm 2020, chị Trần Thị Phương Thảo cùng các xã viên đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, thành lập Hợp tác xã (HTX) để liên kết những người nông dân có kinh nghiệm trồng, chế biến chè truyền thống của địa phương.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc