Facebook Twitter youtube Tiktok

Hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc

Chính trị
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT), giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đã có một mục riêng trong phần “Các chủ trương, chính sách cụ thể”, đề cập đến vấn đề quốc phòng, an ninh (QP, AN) bảo vệ Tổ quốc trong tiến trình HNKTQT.
aa

Nghị quyết khẳng định, mục tiêu: “Thực hiện tiến trình HNKTQT, giữ vững ổn định chính trị-xã hội nhằm tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”.

hoi nhap kinh te quoc te voi van de quoc phong an ninh bao ve to quoc

Ảnh minh họa / TTXVN

Dưới góc độ xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), an ninh nhân dân (ANND), bảo vệ Tổ quốc, có thể thấy cơ hội từ quá trình chủ động và tích cực HNKTQT trên các khía cạnh sau đây:

HNKTQT một cách chủ động và tích cực sẽ được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo điều kiện để tăng cường tiềm lực QP, AN, nhất là tiềm lực kinh tế quân sự, tiềm lực quân sự; tạo ra khả năng thực hiện từng bước hiện đại hóa QP, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật của Quân đội nhân dân (QĐND) và Công an nhân dân (CAND).

HNKTQT một cách chủ động và tích cực đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, các thiết chế quản lý, cải thiện môi trường kinh doanh. Đây là điều kiện rất quan trọng để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), bảo đảm tăng trưởng kinh tế. Từ đó sẽ tạo ra điều kiện để tăng cường tiềm lực QP, AN, nhất là tạo ra nguồn nhân lực mới-sản phẩm của quá trình CNH, HĐH cho sự nghiệp xây dựng nền QPTD, ANND, xây dựng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

HNKTQT một cách chủ động và tích cực, chúng ta có được vị thế bình đẳng như­ các thành viên khác trong cộng đồng quốc tế, có điều kiện đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, có điều kiện để bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc. Việc bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc về mặt kinh tế sẽ tạo ra điều kiện bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trên các mặt khác. Sự độc lập về kinh tế không chỉ là điều kiện bảo đảm cho sự độc lập về chính trị mà còn tạo thế cho hoạt động đối ngoại, kể cả đối ngoại quân sự, QP, nhờ đó sẽ đem lại cho chúng ta sức mạnh mới trong xây dựng nền QPTD, ANND, bảo vệ Tổ quốc, gắn kết chặt chẽ hơn giữa kinh tế, QP, AN và đối ngoại.

HNKTQT một cách chủ động và tích cực không chỉ tạo khả năng tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại, đầu tư, mà còn tạo điều kiện cho nước ta tiếp thu khoa học và công nghệ tiên tiến, nhất là dưới sự phát triển như­ vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Sự phát triển của kinh tế thương mại, dịch vụ, đầu tư… sẽ làm cho thị trường hàng hóa phục vụ QP, AN ngày càng phong phú hơn, tạo điều kiện trong quan hệ trao đổi, đầu tư­, đổi mới công nghệ, từng bước hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự, tăng cường hiện đại hóa QP, hiện đại hóa quân đội, công an, tăng cường sức mạnh QP, AN, bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, HNKTQT cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với việc xây dựng nền QPTD, ANND, bảo vệ Tổ quốc. HNKTQT có nghĩa là chúng ta đã đi vào xu thế chung của thế giới-xu thế hội nhập, cùng vào một “sân chơi chung”. Về khách quan, do bị chế ­ước bởi những định chế chung nên tính phụ thuộc lẫn nhau sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Điều đó không chỉ đe dọa đến sự độc lập về kinh tế, chính trị, làm gia tăng tính chất, nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh giữa định hướng xã hội chủ nghĩa với xu hướng tự phát theo tư­ bản chủ nghĩa, mà còn gia tăng sự phụ thuộc của an ninh quốc gia vào an ninh khu vực, an ninh thế giới.

HNKTQT, chúng ta sẽ tham gia vào môi trường thông tin rộng lớn, với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, các phương tiện công nghệ cao như­ mạng internet, làm cho “biên giới” quốc gia không còn chỉ là lãnh thổ, không phận, hải phận, mà đã xuất hiện khái niệm “biên giới mềm”, “biên giới thông tin”. Quan niệm về “an ninh phi truyền thống” xuất hiện và vấn đề bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội phải được đặt ra đúng mức. Vấn đề kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn những cuộc xâm nhập, “tiến công mềm” từ bên ngoài trên các mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa phải được đặt ra một cách nghiêm túc, cấp thiết hơn.

HNKTQT, chúng ta không thể không chịu ảnh hưởng của sự “phân phối” lợi ích toàn cầu không đồng đều, đặc biệt đối với nước ta từ một nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp. Sự “phân phối” không đồng đều cũng có thể diễn ra ngay trên đất nước ta, một bộ phận dân cư­ sẽ được hưởng lợi ít hơn. Do sự tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, do một số doanh nghiệp bị phá sản trong quá trình cạnh tranh và cũng có thể do những chính sách bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội chưa phù hợp. Từ đó làm gia tăng sự phân hóa giàu-nghèo, dẫn đến những “rạn nứt” trong các quan hệ xã hội, thách thức sự ổn định và sự đồng thuận trong xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng tiềm lực và thế trận QPTD, ANND, nhất là xây dựng “thế trận lòng dân”.

HNKTQT, thông qua các hiệp định song phương, đa phương, dòng đầu tư nước ngoài vào nước ta sẽ ngày càng lớn hơn, nhất là việc hình thành và mở rộng các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp tập trung, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn. Trong những điều kiện đó thì vấn đề bảo đảm QP, AN trên cả đất liền, biển, đảo, trong các khu kinh tế sẽ khó khăn, phức tạp hơn. Trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư­ nước ngoài thì việc tổ chức và hoạt động của lực lượng tự vệ, an ninh sẽ có nhiều khó khăn, vướng mắc.

Để triệt để tận dụng các cơ hội nhằm phát triển nền kinh tế đất nước, làm cơ sở cho việc xây dựng và củng cố nền QPTD, ANND, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời hạn chế thấp nhất các thách thức, nguy cơ, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, phải làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn về tính tất yếu khách quan của việc chủ động và tích cực HNKTQT; bên cạnh những cơ hội lớn, chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong xây dựng và củng cố nền QPTD, ANND, bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) nhấn mạnh: “Kết hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tính tất yếu của HNKTQT với tăng cường công tác giáo dục, nâng cao cảnh giác cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhận rõ âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng hội nhập quốc tế để tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá đất nước ta”. Từ đó, tiếp tục đổi mới tư­ duy về QP, AN, nhất là tư­ duy về xây dựng tiềm lực và thế trận QPTD, ANND, tư­ duy về mối quan hệ ngày càng gắn bó khăng khít, vừa hỗ trợ, vừa tạo điều kiện cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau giữa kinh tế với QP, AN và đối ngoại.

Hai là, trên cơ sở “bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với tiến trình HNKTQT… Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước… trong tiến trình HNKTQT”, như nghị quyết đã khẳng định, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với QP, AN trong xác định những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với xây dựng và củng cố QP, AN; bảo đảm cho mỗi bước phát triển kinh tế, từ việc tận dụng thời cơ của quá trình chủ động và tích cực HNKTQT là một bước tăng cường QP, AN, cả tiềm lực và thế trận.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Tăng cường tiềm lực QP, AN, củng cố thế trận QPTD, ANND, đặc biệt là xây dựng thế trận lòng dân vững chắc”. Không vì quá nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế mà xao nhãng, xem nhẹ việc củng cố QP, AN. Ngược lại, không được tuyệt đối hóa vấn đề QP, AN làm ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng kinh tế, nhất là việc thu hút đầu tư­ vốn, công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài; phải “kết hợp tốt nhiệm vụ QP, AN với phát triển kinh tế và HNKTQT” như nghị quyết đã khẳng định.

Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa phát huy tối đa sức mạnh nội lực, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta, của nhân dân ta với phát huy sức mạnh ngoại lực trong xây dựng, phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường QP, AN; kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với QP, AN và đối ngoại, nhất là đối ngoại quân sự, QP. Phát huy tối đa khả năng của hoạt động đối ngoại quân sự, QP không chỉ đối với quá trình phát triển kinh tế của đất nước mà còn đối với cả quá trình xây dựng và củng cố nền QPTD, ANND, bảo vệ Tổ quốc. Việc HNKTQT chủ động và tích cực, ngày càng sâu hơn, đòi hỏi tư­ duy về kết hợp sức mạnh nội lực với sức mạnh ngoại lực, kết hợp kinh tế với QP, AN và đối ngoại càng phải được từng bước đổi mới. Phát huy vai trò của QP, AN và đối ngoại trong việc tạo môi trường hòa bình, ổn định, “trong ấm, ngoài êm” cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Bốn là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thường xuyên tiếp xúc, trao đổi, hợp tác với các tổ chức kinh tế nước ngoài bảo đảm vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng" vừa “chuyên”, vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, vừa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng cả yêu cầu phát triển kinh tế với củng cố QP, AN. Trong điều kiện Việt Nam đã chủ động và tích cực HNKTQT thì yêu cầu về phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ lại chính là ở khả năng nắm bắt và tận dụng thời cơ lớn với việc hạn chế những thách thức đối với QP, AN, bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiếp tục phát triển, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Theo Vĩnh Thắng/QĐND

Tin mới hơn

Đảng ủy Quân khu 1: Tập trung lãnh đạo thực hiện toàn diện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang giữ chức Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương

Ngày 11/6, Đảng uỷ Công an Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng và Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an giữ chức Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2020-2025.
Đảng ủy Quân khu 1: Tập trung lãnh đạo thực hiện toàn diện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định bổ nhiệm cho Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an

Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đảng ủy Quân khu 1: Tập trung lãnh đạo thực hiện toàn diện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Thượng tướng Lương Tam Quang được bầu làm Bộ trưởng Bộ Công an

Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an vừa chính thức được Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2026.
Đảng ủy Quân khu 1: Tập trung lãnh đạo thực hiện toàn diện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Ngày 3/6, Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ 3 của kỳ họp thứ 7. Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn cùng các ĐBQH Đoàn Thái Nguyên tham gia các nội dung của ngày làm việc.
Đảng ủy Quân khu 1: Tập trung lãnh đạo thực hiện toàn diện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Ông Trần Thanh Mẫn trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV với tỷ lệ tán thành tuyệt đối

Chiều 20/5, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội. Với tỷ lệ tán thành tuyệt đối, ông Trần Thanh Mẫn trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Tin bài khác

Tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Sáng 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Ngày 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Ngày 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Việt Nam ủng hộ nghị quyết về vấn đề thành viên Liên hợp quốc của Palestine

Việt Nam ủng hộ nghị quyết về vấn đề thành viên Liên hợp quốc của Palestine

Ngày 13/5 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tiếp tục họp phiên khẩn cấp đặc biệt về hình hình Trung Đông và vấn đề Palestine.
Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Ngày 2/5, Tổng Thư ký Quốc hội đã ban hành Thông báo số 3568/TB-TTKQH thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc