Facebook Twitter youtube Tiktok

Dinh Thượng Thơ cần được bảo tồn

Xã hội
Câu chuyện “số phận” Dinh Thượng Thơ, một kiến trúc xưa từ thời Pháp thuộc ở TP.Hồ Chí Minh lại thêm một lần “nóng”.
aa

Câu chuyện “số phận” Dinh Thượng Thơ, một kiến trúc xưa từ thời Pháp thuộc ở TP.HCM lại thêm một lần “nóng”, cũng như ngoài Dinh Thượng Thơ còn các công trình kiến trúc xưa tương tự ở TP.HCM. Hủy bỏ, bảo tồn, và bảo tồn như thế nào?

Tại Hội thảo “Đánh giá về giá trị và giải pháp bảo tồn kiến trúc” công trình Dinh Thượng Thơ tại địa chỉ 59-61 Lý Tự Trọng, Q1, TP.HCM do Sở Quy hoạch- Kiến trúc TP.HCM vừa tổ chức, hầu hết ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về văn hóa, lịch sử và kiến trúc khẳng định giữ lại Dinh Thượng Thơ là không thể khác. Vấn đề cần bàn là giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của công trình kiến trúc cổ này như thế nào?

dinh thuong tho can duoc bao ton
Hội thảo “Đánh giá về giá trị và giải pháp bảo tồn kiến trúc” công trình Dinh Thượng Thơ.

Cần có cơ sở pháp lý về công trình

Chuyên gia sử học Trần Hữu Phúc Tiến đưa ra nhiều căn cứ sử liệu, đề nghị thành phố giữ nguyên hiện trạng, không phá bỏ tòa nhà đồng thời khảo sát toàn bộ kiến trúc, tầng hầm và lập phương án trùng tu. Theo ông Tiến, ô đất giáp ranh đường Đồng Khởi- Lý Tự Trọng- Lê Thánh Tôn chính là khu vực pháo đài ở cổng thành phía Nam, mang tên Càn Nguyên của Thành Gia Định xưa.

Ngay từ những năm 1860, người Pháp đã quy hoạch xây dựng Dinh Thượng Thơ và sau đó là Dinh Xã Tây (trụ sở UBND thành phố hiện tại). Từ 1861- 1879, Pháp thiết lập chính quyền quân quản ở Sài Gòn và sau đó ra toàn Nam kỳ. Người Việt gọi là “soái phủ”, đứng đầu là Đô đốc Thống đốc nhưng 4 năm đầu chưa có bộ máy riêng về hành chính dân sự.

dinh thuong tho can duoc bao ton
Dinh Thượng Thơ.

Năm 1864, Thống đốc Nam kỳ mới ra quyết định thành lập Direction de I' Interieur (Bộ Nội vụ), viết tắt là DI- hiện hai chữ này còn nguyên trên cửa sắt ở cổng tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng và trở thành dấu tích mở đầu lịch sử hành chính đô thị và hành chính quốc gia hiện đại.... "Nền của hai công trình kiến trúc quan trọng này ẩn chứa di tích không chỉ của Thành Gia Định mà còn của làng Tân Khai, chiếc nôi của người Việt trên đất Sài Gòn".

Theo GS-TS-KTS Nguyễn Trọng Hòa, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, một trong những bức xúc nhất liên quan đến công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố hiện nay là hàng loạt chủ đầu tư xin phép tháo dỡ một số các biệt thự cũ, chủ yếu xây từ thời Pháp thuộc, để xây dựng mới.

Trong số này, có những công trình tuy chưa được xếp hạng di tích, nhưng không phải là không có giá trị về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, rồi cho là không cần bảo tồn. Riêng đối với tòa nhà Dinh Thượng Thơ, thời gian gần đây có khá nhiều ý kiến tranh luận vềviệc bảo tồn hay tháo dỡ để phục vụ cho việc cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc của UBND TP.HCM.

Phân tích giá trị di sản của công trình, ông Hòa khẳng định: “Đây là một dinh thự cũ còn khá nguyên vẹn, có khối tích khá đồ sộ, đặc trưng cho thể loại công trình kiến trúc mà người Pháp đã xây dựng trước đây tại khu vực khí hậu nhiệt đới Đông Nam Á, nên có giá trị về mặt kiến trúc rất rõ, còn giá trị về lịch sử và văn hóa thì khỏi phải nói nữa”.

Vì thế, không thể nói Dinh Thượng Thơ không nằm trong danh sách kiểm kê bảo tồn mà muốn làm gì cũng được. Ông cho rằng: “Việc cần làm đầu tiên là phải đưa ngay công trình này vào danh mục kiểm kê bảo tồn để bắt buộc phải bảo tồn theo các quy định của Luật Di sản văn hóa”.

dinh thuong tho can duoc bao ton
Dinh Thượng Thơ xưa.

Đồng quan điểm, PGS.TS.KTS Trần Văn Khải, Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM nhấn mạnh: “Thật sai lầm khi cho rằng được phép phá bỏ Dinh Thượng Thơ do công trình chưa được xếp hạng. Việc phá bỏ các di sản kiến trúc đô thị kiểu như thế bị coi là hành vi “tự sát về văn hóa”. Bởi bảo tồn di sản kiến trúc đô thị là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội, quảng bá di sản dân tộc. Thực tế cũng cho thấy, các thành phố có bản sắc nổi bật là nơi hấp dẫn về đầu tư, du lịch.

Chính vì vậy, nếu lỗi do chưa được xếp hạng hay đưa vào danh mục kiểm kê di tích thì ngay từ bây giờ, phải tiến hành hoàn thiện cơ sở pháp lý để xếp hạng di tích đối với Dinh Thượng Thơ, nếu không sẽ lần lượt đến Bưu điện Thành phố và nhiều công trình có giá trị kiến trúc cổ khác cũng bị đập bỏ thay bằng nhà hộp kính.

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn: “Việc cho rằng công trình phải được đưa vào danh sách xếp hạng di tích thì mới bảo tồn là cách làm mang tính cứng nhắc lâu nay, cần thay đổi. Không riêng gì Dinh Thượng Thơ, việc bảo vệ các di sản chưa được xếp hạng cần một hành lang pháp lý cụ thể hơn, để về sau không còn tiếp tục xảy ra tình trạng nhiều công trình di sản bị đe dọa. Theo đó, cần tiếp tục điều chỉnh những thiếu sót của Luật Di sản văn hóa hiện hành, đặc biệt là lĩnh vực bảo tồn di sản quy hoạch kiến trúc”.

Cần bảo tồn nguyên trạng, tại chỗ di sản kiến trúc

KTS Lê Quang Ninh, Hội Kiến trúc sư TP.HCM, một trong những người kịch liệt phản đối phương án phá dỡ Dinh Thượng Thơ để mở rộng trụ sở làm việc của UBND TP.HCM nói kiên quyết: “Giữ lại Dinh Thượng Thơ là chuyện đương nhiên không phải bàn. Ai là người tham mưu đưa ra phương án phá dỡ công trình kiến trúc cổ này thì nên xem lại”.

Ông Ninh phân tích, nhu cầu điều hành một đô thị văn minh không nằm trong việc xây dựng trụ sở đồ sộ mà nằm trong việc áp dụng “Cách mạng Công nghệ 4.0”, vì thế không cần phải dịch chuyển công trình này đi đâu, mà phải bảo tồn nguyên trạng, tại chỗ.

TS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam nhấn mạnh, giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc của Dinh Thượng Thơ là rất rõ ràng. Sự hình thành và tồn tại của công trình gắn liền với quá trình phát triển của thành phố, đặc biệt là nằm trong khuôn viên lưu giữ khá nhiều ký ức về hồn đô thị.

Do đó, nên xem xét lại việc vì sao không được đưa vào danh mục kiểm kê di tích để xếp hạng? Không riêng gì Dinh Thượng Thơ mà còn nhiều công trình khác trên địa bàn như Bưu điện Thành phố, Nhà thờ Đức Bà…

Ông Chính còn lưu ý, đối với một thành phố đặc biệt như TP. Hồ Chí Minh thì quá trình phát triển đô thị không nên làm biến dạng công trình Dinh Thượng Thơ, và càng không nên chuyển dịch đi đâu, mà nên bảo tồn nguyên trạng tại chỗ để gìn giữ và phát huy giá trị của công trình.

dinh thuong tho can duoc bao ton

Phân tích dưới góc nhìn khảo cổ học đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phát biểu: “Kiến trúc của tòa nhà được đánh giá là cá biệt trong vùng Đông Nam Á. Dinh Thượng Thơ, do KTS Marie-Alfred Foulhoux thiết kế, có lịch sử lâu dài hơn Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố, Bưu điện, Tòa án nhân dân..., sự tồn tại của Dinh Thượng Thơ đóng góp vào sự phát triển bền vững của đô thị, đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần của cộng đồng, lưu giữ ký ức hồn đô thị trong xã hội hiện đại.

Qua đó bà kiến nghị bảo tồn công trình một cách nguyên trạng và ngay tại vị trí hiện hữu. Trùng tu toàn bộ và có thể thay đổi chức năng để phù hợp với quy mô và sức bền của công trình… Nên hướng công trình trở thành di sản cho đời sau chứ không nên phá bỏ từ bây giờ để đời sau hụt hẫng, trở nên “nghèo” nàn vốn văn hóa…”

Riêng có ý kiến khác từ ông Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, một công trình nằm ngay quận 1, sau lưng UBND thành phố mà "bị bỏ quên không xếp hạng và không được tôn trọng" là điều đáng suy nghĩ. Công trình này có thể chưa đủ sức hấp dẫn, chưa gây ấn tượng cho cộng đồng, nghĩa là giá trị nơi chốn đô thị chưa đạt. Thực tế, người dân thành phố, các nhà khoa học, kiến trúc sư rất ít người biết đến Dinh Thượng Thơ và trong ký ức của họ không tồn tại hình ảnh của một công trình di sản…

Các chuyên gia Steven Hsun Lee (ĐH Harvard, Mỹ) và đại diện của TS-KTS Tô Kiên (Nhật Bản) cũng mang tới hội thảo nhiều kinh nghiệm quý báu về bảo tồn các công trình cổ của châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…

Qua nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu kiến trúc và văn hóa, lịch sử thể hiện sự tâm huyết với công trình Dinh Thượng Thơ, ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch- Kiến trúc TP.HCM cho biết sẽ tập hợp và báo cáo cho lãnh đạo chính quyền thành phố. Đồng thời phối hợp với Sở Văn hóa- Thể thao xem xét, đánh giá lại toàn bộ giá trị của công trình để có đầy đủ cơ sở cho việc bảo tồn công trình kiến trúc cổ này.

Việc bảo tồn Dinh Thượng Thơ và các công trình kiến trúc xưa nói chung của TP.HCM thể hiện chính quyền thành phố văn minh trong ứng xử với di sản lịch sử, hiện đại theo xu hướng bảo vệ di sản văn hóa của thế giới và nghĩa tình với quá khứ của mảnh đất mình đang sinh sống./.

Theo CTV Hoài Hương/VOV.VN

Tin mới hơn

Lễ hội đền Cửa Ông: Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Tin 24h ngày 16/6/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/6, chiều tối và đêm ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Lễ hội đền Cửa Ông: Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Tin 24h ngày 13/6/2024

Giá xăng tăng trở lại, mặt hàng RON95-III lên ngưỡng 22.235 đồng mỗi lít: Từ 15 giờ ngày 13/6, giá xăng E5 RON92 tăng 169 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 258 đồng/lít; dầu diesel tăng 218 đồng/lít; dầu hỏa tăng 302 đồng/lít, song mặt hàng dầu mazut giảm 396 đồng/kg.
Lễ hội đền Cửa Ông: Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Cảnh báo: Dông, tố, lốc, sét, mưa đá, mưa lớn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ

Qua theo dõi trên ảnh mây vệ tinh, ảnh định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy mây đối lưu vẫn còn tồn tại và phát triển trên khu vực các tỉnh Hòa Bình, Quảng Ninh, Bắc Ninh, TP. Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình.
Lễ hội đền Cửa Ông: Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, ít nhất 17 người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến nhiều người thương vong. Theo nguồn tin từ lãnh đạo địa phương, số người tử vong tính đến thời điểm 6h20 phút sáng là khoảng 14 người, 3 người bị thương.
Lễ hội đền Cửa Ông: Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Gần 32 nghìn lượt người vào Lăng viếng Bác trong hai ngày 18 - 19/5

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), trong hai ngày (18 - 19/5), Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón tiếp, phục vụ tận tình, chu đáo 31.912 lượt người vào Lăng viếng Bác, trong đó có 1.682 lượt khách nước ngoài.

Tin bài khác

Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại Phú Quốc

Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại Phú Quốc

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 19/5, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông (thành phố Phú Quốc).
Ông Thích Minh Tuệ giãi bày về những "ồn ào" xung quanh mình

Ông Thích Minh Tuệ giãi bày về những "ồn ào" xung quanh mình

Hàng trăm người dân đi theo ông Thích Minh Tuệ trên đường khất thực, trong đó có các Youtuber, Tiktoker... chen lấn để quay phim chụp hình.
9 đối tượng được tăng lương hưu, mức tăng lương hưu sau cải cách tiền lương

9 đối tượng được tăng lương hưu, mức tăng lương hưu sau cải cách tiền lương

Nhóm người được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương từ ngày 1/7 dự kiến được phân loại theo các nhóm đối tượng đã được quy định trong Nghị định 42.
Thực hiện ngay việc thanh, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng

Thực hiện ngay việc thanh, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Ký ức hào hùng của trận mở màn Điện Biên Phủ

Ký ức hào hùng của trận mở màn Điện Biên Phủ

Sau khi thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “ đánh chắc, tiến chắc” và có sự chuẩn bị toàn vẹn về mọi mặt, ngày 13/3/1954, sau hiệu lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân đội ta đã khai hỏa tấn công vào Đồi Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên phủ, bắt đầu chuỗi 56 ngày đêm “Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”. Là trận mở màn nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với chiến dịch, nên Him Lam được xác định là trận “phải thắng, phải kết thúc nhanh”.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc