Facebook Twitter youtube Tiktok

Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp không nằm ở các hiệp định

Kinh tế
dù hiệp định tpp thành hiện thực hay không thì bản thân các hiệp định kinh tế không là thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp, mà tùy năng lực mà doanh nghiệp thấy cơ hội hay thách thức với mình.
aa

Mấy năm qua, Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đánh giá là một tia hy vọng trong bối cảnh hoạt động thương mại thế giới ảm đạm và tăng trưởng toàn cầu yếu. Tuy nhiên, sau khi ông Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ, các quốc gia thành viên trở nên lo ngại “vỡ mộng” TPP.

Vấn đề đặt ra là mỗi doanh nghiệp cần ứng xử thế nào nếu điều này thành hiện thực? Không có TPP thì sẽ ảnh hưởng ra sao tới tiến trình hội nhập của quốc gia và các doanh nghiệp Việt Nam?

Đón TPP như... đi câu

co hoi va thach thuc voi doanh nghiep khong nam o cac hiep dinh

Năng lực quyết định thành bại của doanh nghiệp, không phải các hiệp định mang đến.(Ảnh minh họa: KT internet)

Trước hết, cần nhận thức rằng, TPP hay bất kỳ hiệp định thương mại nào khác, bản thân nó, chỉ là một bộ các quy tắc, luật chơi chung cho các thành viên tham gia. Bản thân hiệp định không là thách thức, cũng không là cơ hội cho mỗi quốc gia hay doanh nghiệp. Cơ hội hay thách thức chỉ nảy sinh trong thực tiễn hoạt động của “dòng chảy” thương mại, đầu tư. Tùy năng lực “bơi” của mỗi quốc gia, doanh nghiệp trong dòng chảy ấy mà họ đối mặt thách thức, thất bại hay có cơ hội và gặt hái thành công.

Bởi vì về bản chất, mỗi hiệp định chỉ là luật chơi cho một sân chơi chung được các bên tham gia hiệp định “vẽ” cho chính mình. Nhưng sân chơi đó không thể tồn tại kiểu “riêng một góc trời”, mà nó vẫn là một phần không thể tách rời của thị trường toàn cầu. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, thì mỗi khối thị trường vận động theo một hiệp định nào đó cũng chỉ là mắt xích của chuỗi thị trường toàn cầu.

Vì thế, có thể khẳng định, TPP dù thành hiện thực hay không, tiến trình hội nhập của Việt Nam vẫn diễn ra trước hết là theo quy luật chung của toàn cầu hóa và theo cách của Việt Nam hội nhập quốc tế. Việt Nam có những kỳ vọng về lợi ích nếu TPP thành hiện thực và cũng biết chắc thị trường TPP sẽ “không chỉ toàn màu hồng”. Điều quan trọng hơn, những thách thức hay cơ hội mà TPP mang đến cho đến hôm nay, vẫn chỉ là những giả thuyết và dự báo kinh tế.

Tất nhiên, không thể phủ nhận rằng, việc 12 quốc gia (bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản) đàm phán xong hiệp định TPP đã bước đầu tác động mạnh mẽ tới nhận thức và hành động thực tiễn của nhiều quốc gia cả thành viên và không phải thành viên TPP. Điều này dễ hiểu, vì rằng, thị trường TPP được xác định rất lớn, khi hoàn thành sẽ ảnh hưởng đến gần 40% sản lượng kinh tế toàn cầu.

Hơn nữa, mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này (như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…); thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thành viên, thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên.

Như thế, sức lan tỏa của TPP sẽ là rất lớn. Bản thân các quốc gia thành viên đã có những động thái cải cách nhất định để “đón sóng” TPP. Không ít quốc gia “ngoài TPP” cũng tìm cách đầu tư vào các thị trường trong TPP để đón đầu cơ hội thị trường khi TPP thành hiện thực.

Đơn cử, với Việt Nam, vốn FDI đăng ký đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam đã tăng vọt mấy năm gần đây. Dòng vốn này đến từ nhiều quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Đức.... quốc gia ngoài TPP. Sự đón đầu này dựa trên các dự báo về lợi ích TPP mang lại (đặc biệt là nhờ những quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa gắn với ưu đãi thuế quan).

Nhưng quá trình vận động của kinh tế toàn cầu không phụ thuộc hoàn toàn vào riêng nền kinh tế của một quốc gia nào, cũng không lệ thuộc vào riêng một hiệp định thương mại, đầu tư nào đó. Kinh tế thế giới luôn là bức tranh chung đa sắc, và thị trường luôn tiềm ẩn những nguy cơ, bất trắc, khó đoán định không chỉ đến từ con người mà còn từ thiên nhiên. Nếu TPP "đổ vỡ", nó cũng chỉ là một bất trắc. Do đó, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội từ thị trường toàn cầu, suy cho cùng, như những thợ câu trên dòng chảy thương mại toàn cầu.

Thị trường không phải... ngõ cụt

Đa số các tài liệu đều phân tích cho rằng TPP đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho khu vực – nhiều hơn cả là cho Việt Nam - và việc thực thi Hiệp định TPP sẽ loại bỏ những khó khăn về chính trị nhưng mang lại những cải cách lợi ích kinh tế.

Thực tế đã có dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam để đón cơ hội từ TPP. Việt Nam cũng đã và đang nỗ lực cải cách để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, trong đó có phần động lực là đón TPP. Nhưng nếu TPP bị trì hoãn lâu dài hơn hoặc thậm chí không được thông qua thì việc này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và vật chất của không ít nhà đầu tư tại Việt Nam. Nhưng các “câu thủ” quốc tế đó đến Việt Nam giăng câu chờ hưởng lợi, nếu “vỡ mộng” chẳng qua cũng là rủi ro trước hết đến từ quyết định đầu tư của họ, và đến từ sự bất trắc của thị trường, không phải lỗi của TPP.

Còn bản thân Việt Nam, vấn đề đặt ra là, nếu TPP đổ vỡ, liệu có gây ra trạng thái “ngõ cụt” trên thị trường? Chắc chắn là không. Bởi lẽ, thị trường thế giới vận động không phải chỉ chờ TPP, ngoài TPP còn nhiều hiệp định khác. Việt Nam chắc chắn tiến trình hội nhập và những cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục diễn ra nếu không có TPP. Trên diễn đàn Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chúng ta còn nhiều hiệp ước kinh tế khác, đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Không tham gia TPP hay có tham gia TPP, thì chúng ta vẫn tiếp tục hội nhập sâu rộng với quốc tế”.

Hơn nữa, hiện nay Việt Nam có hiệp định thương mại song phương với hầu hết các quốc gia đối TPP còn lại. Nhìn lại thực tế việc tham gia các hiệp định, từ WTO đến các hiệp định khác sẽ thấy, mỗi hiệp định có ưu và nhược điểm, có cơ sở để tạo ra cơ hội và thách thức riêng. Nhưng trong cuộc “đọ sức” trên thương trường, thắng thua của mỗi doanh nghiệp còn tùy cách lượng sức mình với từng đối thủ, tùy thời điểm “đấu”.

Vì thế, cơ hội và thách thức trên thị trường là luôn có và bình đẳng, nhưng hiện thực hóa thách thức và cơ hội ấy chắc chắn phụ thuộc vào “cách chơi” của mỗi doanh nghiệp. Và chắc chắn rằng, thị trường không phải thân hữu của riêng ai. Các thành viên tham gia thị trường sẽ luôn không ngừng sáng tạo để làm cho thị trường trở nên sôi động hơn, tìm cách giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi ích.

Chắc hẳn vì thế mà ngay khi Mỹ có tân Tổng thống, dư luận dấy lên cảnh báo nguy cơ đổ vỡ TPP. Lập tức, người ta cũng bàn nhiều đến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP, gồm 10 nước trong nhóm ASEAN-10, cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand). RCEP như là một hiệp định thương mại tự do đầu tiên toàn châu Á, với một danh sách các số liệu cũng ấn tượng, ví dụ như các quốc gia tham gia Hiệp định RCEP chiếm gần một nửa dân số toàn cầu và khoảng 30% GDP toàn cầu.

Như thế rõ ràng thị trường sẽ không bao giờ là ngõ cụt, không quốc gia nào có thể "chơi" một mình trên thị trường quốc tế.

Khi nền kinh tế và mỗi doanh nghiệp có chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, không ngừng nỗ lực học hỏi, cải cách thực chất và hợp xu thế quốc tế thì sẽ ở thế chủ động hội nhập.

Tất nhiên, sẽ không thể hội nhập thành công nếu mải đi "tìm vàng" ở thị trường nước ngoài mà bỏ ngỏ thị trường nội địa./.

Theo Xuân Thân/VOV.VN

Tin mới hơn

Doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh vì đâu?

Sẽ có 4 ngân hàng được mua vàng theo mức giá do NHNN xác định

Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định dừng đấu thầu vàng; đồng thời sắp triển khai phương án bình ổn thay thế. Ngày 29/5, ông Phạm Quang Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quan vấn đề này.
Doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh vì đâu?

Thực hiện ngay việc thanh, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh vì đâu?

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; Hoàn thành nghị định mới về cải cách tiền lương... sẽ là những chính sách có hiệu lực nổi bật trong tháng 5/2024.
Doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh vì đâu?

Tin 24h ngày 27/4/2024

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh vì đâu?

"Không được ép buộc mua bảo hiểm kèm sản phẩm của ngân hàng"

(Dân trí) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm và xử lý nghiêm vi phạm; không được ép buộc

Tin bài khác

Giá vàng SJC đổ xô mọi kỷ lục, áp sát 82 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC đổ xô mọi kỷ lục, áp sát 82 triệu đồng mỗi lượng

Diễn biến bùng nổ của giá vàng thế giới tiếp tục ảnh hưởng tích cực tới thị trường trong nước. Hiện giá vàng SJC đã lên mức 81,8 triệu đồng mỗi lượng, cao nhất từ trước đến nay.
Giá vàng sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng

Giá vàng sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần qua.
Phát triển ngành Xây dựng theo hướng hiện đại

Phát triển ngành Xây dựng theo hướng hiện đại

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 179/QĐ-TTg ngày 16/2/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Các cửa khẩu tại Lạng Sơn thông quan hàng hóa trở lại

Các cửa khẩu tại Lạng Sơn thông quan hàng hóa trở lại

Sáng 18/2, tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, gồm cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu liên vận ga quốc tế Đồng Đăng (huyện Cao Lộc); cửa khẩu song phương Chi Ma (huyện Lộc Bình); cửa khẩu phụ Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam, cửa khẩu Na Hình (huyện Văn Lãng) và cửa khẩu phụ Nà Nưa (huyện Tràng Định), đã chính thức thực hiện thông quan hàng hóa bình thường.
Giữa xu hướng giảm, đã có ngân hàng nhích tăng lãi suất trở lại

Giữa xu hướng giảm, đã có ngân hàng nhích tăng lãi suất trở lại

Lãi suất ngân hàng sau Tết Nguyên đán tiếp tục biến động. Tuy nhiên, không chỉ ghi nhận xu hướng giảm như các đợt điều chỉnh trước, đã có ngân hàng nhích tăng trở lại.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc