Facebook Twitter youtube Tiktok

Chương trình GDPT tổng thể: Cần tổng kết giáo dục một cách toàn diện

Giáo dục
Cần tổng kết giáo dục một cách toàn diện trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã ghi trong Nghị quyết 29-NQ/HNTW. Vấn đề giáo dục hiện nay không vội được, càng vội càng rối, bởi kinh nghiệm ngàn đời là "Dục tốc bất đạt".
aa

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã đưa ra ý kiến góp ý về Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể mà Bộ GD&ĐT đang trưng cầu ý kiến.

chuong trinh gdpt tong the can tong ket giao duc mot cach toan dien

Kỳ thi mang lại tác động gì tới xã hội về các phương diện làm tăng chất lượng đào tạo, động viên trẻ em học hành, được xã hội đồng thuận hay phân tâm?

Tổng kết giáo dục thật nghiêm túc thì mới thấy lối đi sắp tới

Việc đầu tiên là nên dừng lại những công việc được gọi là ĐỔI MỚI (ví dụ năm nào cũng quy định lại việc thi tốt nghiệp phổ thông), để cho hoạt động Dạy và Học tạm ổn định, lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng như lãnh đạo Bộ, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách cùng với dân chúng có thời gian suy nghĩ, đánh giá cho đúng thực trạng giáo dục về mọi mặt.

Cần tổng kết giáo dục một cách toàn diện trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã ghi trong Nghị quyết 29-NQ/HNTW. Vấn đề giáo dục hiện nay không vội được, càng vội càng rối, bởi kinh nghiệm ngàn đời là Dục tốc bất đạt.

Tổng kết giáo dục thật nghiêm túc thì mới thấy lối đi sắp tới.

Đổi mới giáo dục là sự nghiệp cách mạng giáo dục, được tiến hành với những cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở triết học, cơ sở thực tiễn và phải dựa vào cơ sở khoa học, trong đó có khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học nhân văn.

Tôi có cảm tưởng rằng, rất nhiều thay đổi (mà được gọi là Đổi mới) trong giáo dục thường chẳng dựa vào nghiên cứu khoa học, nhất là những nghiên cứu về khoa học giáo dục, về con người và sự phát triển con người Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Không dựa vào kết quả nghiên cứu cụ thể, mà lại dựa vào ý chí chủ quan, dựa vào những quan niệm lỗi thời, dựa vào lối tiếp thu cách hiểu và cách làm giáo dục của nước ngoài một cách cứng nhắc và không chọn lọc (và dựa vào ý kiến của không ít người được gọi là chuyên gia giáo dục nhưng thật ra là những người ít hiểu biết về lĩnh vực này) thì nhiều khi Đổi mới chỉ là thay đổi tùy tiện, thiếu trách nhiệm.v.v…

Chẳng hạn, năm nào ta cũng thay đổi cách thi tốt nghiệp. Nhưng vì sao cứ phải thay đổi hàng năm khi chưa tổng kết được những vấn đề:

- Kỳ thi mang lại lợi ích gì cho trẻ em (đối tượng đi thi), cho cha mẹ chúng, cho xã hội?

- Kỳ thi hướng vào mục đích gì, vì quyền lợi của dân, vì sự phát triển con người hay vì sự tiện lợi và lợi ích của nhà quản lý?

- Kỳ thi mang lại tác động gì tới xã hội về các phương diện làm tăng chất lượng đào tạo, động viên trẻ em học hành, được xã hội đồng thuận hay phân tâm?

5 vấn đề cần thay đổi

GS.TS Phạm Tất Dong nhận định, chương trình có tính chất mới, tính khoa học hơn so với những chương trình trước đã từng được đưa ra lấy ý kiến. Điều này ai cũng thấy rõ và trân trọng. Tuy nhiên, GS.TS Dong đã đưa ra 5 lưu ý trong dự thảo:

1. Chương trình này vẫn hao hao chương trình trước đây: thể hiện rõ nhất là ở quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình, việc bảo lưu tên những môn học, sự lý giải một số vấn đề và giải thích vấn đề (giải thích sai từ lần trước, nhưng lần này vẫn giữ nguyên cách giải thích).v.v…

Cái ấn tượng của tôi về chương trình này có thể được tóm tắt như sau:

- Người lớn hóa thế hệ trẻ, đòi hỏi ở trẻ nhiều điều mà chính người lớn cũng khó có thể thực hiện.

- Phức tạp hóa nội dung giáo dục và giảng dạy thế hệ trẻ, làm cho nhiều vấn đề vốn đơn giản thành khó thực hiện.

- Kỳ vọng quá lớn nhưng điều kiện thực thi lại rất hạn chế.

- Đại học hóa chương trình giáo dục phổ thông.

- Tầm thường hóa công tác nghiên cứu khoa học.

- Tuy tuyên bố định hướng phát triển năng lực người học nhưng chương trình nặng về nhồi nhét kiến thức, tăng áp lực lên trí nhớ và vẫn xa lánh quan hệ Học – Hành.

- Muốn hướng nghiệp, nhưng chương trình lại là hướng ngành, coi nhẹ giáo dục lao động, con đường liên thông từ học đường sang lao động xã hội không được mở ra, tinh thần thực học, thực nghiệp, hướng nghiệp, khởi nghiệp rất mờ nhạt.

2. Đòi hỏi quá cao đối với việc học của trẻ em

Đề nghị bỏ các môn học tự chọn ở Tiểu học. Một đứa trẻ 6 – 10 tuổi hiểu gì về các môn học mà tự chọn nội dung cần cho mình (nội dung giáo dục địa phương). Bọn trẻ này chưa có tầm nhìn ra ngoài làng xã của nó, biết địa phương có vấn đề nào nó cần được biết. Có lẽ, chúng phải nhờ cha mẹ chọn.

Bỏ môn Thế giới công nghệ ở Tiểu học. Với trình độ “chưa sạch nước cản” về 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì hiểu sao một công nghệ, hơn nữa lại là Thế giới công nghệ. Mà, các nhà soạn chương trình có hiểu đầy đủ về thế giới công nghệ hiện đại hay không? Nếu không hiểu thì chọn kiến thức, kỹ năng gì từ cái thế giới công nghệ bao la này, nhất là cái thế giới công nghệ do Industry 4.0 đang tạo ra, để đưa vào chương trình.

Ở cấp trung học cơ sở, nên dạy cho trẻ em về kỹ thuật sản xuất, làm quen với các kỹ thuật (với những công cụ, thiết bị cần thiết hàng ngày), liên quan tới nghề nghiệp và các gia đình đang làm: kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật sản xuất công nghiệp, kỹ thuật xây dựng.v.v… Thông qua dạy kỹ thuật với các công cụ, thiết bị hiện đại mà trên thực tế đang sử dụng mà truyền đạt tinh thần công nghệ (các quy trình đổi mới sản phẩm trên cơ sở sử dụng kỹ thuật để làm ra hàng hóa có thương hiệu), tinh thần khởi nghiệp.v.v…

Nên giảng dạy công nghệ thông qua kỹ thuật, nghĩa là đứng trên những nguyên lý cơ bản của việc tìm ra những phương pháp nhằm sáng chế, phát minh, tức là tìm ra các Know – how (gần như xưa dạy theo tinh thần kỹ thuật tổng hợp), đặc biệt là gợi ý khởi nghiệp (tìm ra công việc mới) và lập nghiệp (tạo việc làm, tạo nghề cho bản thân).

3. Bỏ yêu cầu viết chuyên đề học tập khi học môn tự chọn ở lớp 11 và 12. Mỗi chuyên đề được dành 15 tiết. Nếu mỗi tiết là 45 phút thì 15 tiết viết chuyên đề có 675 phút, tức là 11h05. Thì giờ này chưa đủ để sao chép một vấn đề nào đó, có gì đáng gọi là một hoạt động học tập mang tính độc lập nghiên cứu.

4. Rà soát lại những định hướng nội dung giáo dục, bỏ đi những yêu cầu không cần thiết, những đòi hỏi không thực tế, đề ra mà không làm được hoặc không cần đặt ra ở trường phổ thông.

Vấn đề này quá nhiều, tôi chỉ nêu làm ví dụ:

● Về dạy tin học, ở Tiểu học thì chỉ cần cho các cháu biết một số phần mềm đơn giản để qua đó giúp các cháu khai thác một số kiến thức mới theo hướng dẫn của giáo viên. Với những nơi có máy tính bảng, giúp các cháu dùng máy tính thay cho sách vở, không việc gì phải dạy về nguyên tắc bảo vệ, giữ gìn sức khỏe khi sử dụng thiết bị tin học.

Ở các lớp Trung học cơ sở, việc sử dụng máy tính là để phục vụ việc học trên lớp và tự học ở nhà, chưa nên tính đến việc chia sẻ thông tin, hợp tác trong bối cảnh kinh tế tri thức.

Ở Trung học phổ thông, có cần phải đi vào khoa học máy tính hay không? Hình như với sinh viên các khoa học xã hội, khoa học sư phạm…., người ta cũng chỉ cần biết sử dụng máy tính để phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học chứ không đi vào khoa học máy tính.

● Về giáo dục nghệ thuật: Nói thì to như vậy, nhưng thực chất là dạy Nhạc và Hát, dạy Vẽ và một số bài Thủ công. Dùng thuật ngữ “giáo dục nghệ thuật” là không đúng với nghĩa của lĩnh vực lớn lao, đòi hỏi quá trình đào tạo hết sức công phu và tốn kém.

Với trẻ em, ca hát, nghe nhạc, tập xướng âm, tập nhảy có nhịp điệu theo máy chơi nhạc thì được. Còn đặt ra là chơi các nhạc cụ (không có trường nào đủ nhạc cụ dạy trong trường phổ thông) và sáng tạo âm nhạc thì theo tôi, là ảo tưởng. Giỏi lắm, thầy cô giáo dạy hát và giúp học sinh tập xướng âm cũng chỉ nắm phần nào nhạc lý, có kỹ năng giúp học sinh hát đúng, nhảy đúng thôi. Họ không phải là người có tác phẩm do họ sáng tạo nên dạy sáng tạo âm nhạc làm sao được.

Hơn nữa, sáng tạo âm nhạc phụ thuộc tâm hồn con người. Không đủ trình độ thể hiện sự rung động của tâm hồn qua nốt nhạc thì sáng tạo là điều mong muốn mà thôi.

Ở Trung học phổ thông, giáo dục âm nhạc để hát tập thể thật đều và đúng đã khó, làm sao mà động tới yêu cầu về hợp xướng, hòa tấu nhạc cụ, khiêu vũ, sáng tác. Việc này chỉ có các nhóm nhỏ cùng sở thích, tổ chức tập luyện cùng nhau thì được, tức là xuất hiện một nhóm thể dục nhịp điệu, nhóm ghi – ta, nhóm chơi organ.v.v…, chứ không thể có hợp xướng (phối âm, phối khí, phân bè hát…), hoặc biểu diễn nhạc cụ (đàn giây, đàn hơi, kèn, sáo, bộ gõ…) của cả lớp (tức là của giáo dục âm nhạc do thầy, cô làm nên).

● Về giáo dục quốc phòng và an ninh, cá nhân tôi cho rằng, không nên có môn học này trong trường phổ thông. Quốc phòng và an ninh thuộc về vấn đề an ninh quốc gia, an ninh biên giới. Nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực giáo dục và đào tạo khác nhau, về rèn luyện ý chí và sức khỏe, về nghĩa vụ người lính, về khí tài và về các kỹ thuật cần cho chiến tranh, cho đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.

Trẻ con ngay từ đầu phải dạy cho những kiến thức về an ninh phi truyền thống, an ninh trong căn nhà mình sống, an ninh trong ngôi trường mình học, an ninh trên con phố mình qua lại. Học sinh phổ thông phải có kiến thức an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, an toàn sức khỏe, an toàn trong lớp học và trong gia đình… Trẻ phải biết cách đề phòng với tệ nạn bạo lực học đường, bạo lực gia đình, tránh các vụ lộn xộn trên đường phố, trên xe buýt đưa các em tới trường.

Học sinh phổ thông chưa cần phải nắm lý thuyết về quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự.

Nên giúp các em học xong lớp 12 sẵn sàng và tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự, sau đó về học nghề để sống với tư cách một công dân bình thường. Như vậy mới là giáo dục quốc phòng cho trẻ em.

Theo Dân trí

Tin mới hơn

Giáo dục sẽ khó tháo được “nút thắt” nếu không đề cập đến tiền lương

TP Hồ Chí Minh là thành viên "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu"

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ vinh danh Thành phố Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”.
Giáo dục sẽ khó tháo được “nút thắt” nếu không đề cập đến tiền lương

[Infographic] Lịch thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 1277 về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Theo đó, Kỳ thi được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Giáo dục sẽ khó tháo được “nút thắt” nếu không đề cập đến tiền lương

Tuyển sinh đại học 2024: Xuất hiện những ngành mới trong trường top đầu

Các trường: Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông vừa thông tin mở ngành mới.
Giáo dục sẽ khó tháo được “nút thắt” nếu không đề cập đến tiền lương

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố sửa đổi quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông với nhiều điểm mới như bổ sung vật dụng cấm mang vào phòng thi, bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi...
Giáo dục sẽ khó tháo được “nút thắt” nếu không đề cập đến tiền lương

Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề theo sở thích, sở trường và nhu cầu việc làm trong tương lai, một trong những vấn đề được các thí sinh, phụ huynh quan tâm là học phí.

Tin bài khác

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Năm 2024, Học viện Kỹ thuật quân sự sẽ thêm một phương thức tuyển sinh bằng cách lấy kết quả thi đánh giá năng lực của hai đạ học Quốc gia.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký các quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Quy định mới về học phí

Quy định mới về học phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Cả 6 học sinh Hà Nội giành huy chương Olympic khoa học trẻ quốc tế

Cả 6 học sinh Hà Nội giành huy chương Olympic khoa học trẻ quốc tế

6 học sinh Hà Nội tham dự Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2023 tại Thái Lan đều giành Huy chương, trong đó có 1 Huy chương Bạc và 5 Huy chương Đồng.
Chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với hai môn bắt buộc

Chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với hai môn bắt buộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo đó, thí sinh phải thi hai môn bắt buộc là Ngữ văn và Toán.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc