Chữa bệnh tâm thần phân liệt bằng avatar
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng những avatar (hình đại diện) thô bạo tác động mạnh vào người bị tâm thần phân liệt thực sự có thể giúp bệnh nhân đương đầu được với ảo thanh nhờ đối mặt với triệu chứng đang diễn ra trong đầu họ.
Nghiên cứu trên tờ The Lancet Psychiatry thấy rằng trong số 75 người trải qua "liệu pháp avatar" - trong đó chuyên gia trị liệu sẽ sử dụng một avatar ảo để xúc phạm bệnh nhân, người bệnh sau đó sẽ đáp lại và thách thức avatar - có 7 người cho biết họ đã "hoàn toàn không còn nghe thấy tiếng nói” sau thử nghiệm kéo dài ba tháng.
Trong khi nhóm đối chứng được tư vấn chứ không được nhận liệu pháp avatar, chỉ có 2 người cho biết đã hết gặp ảo thanh.
Có hơn 21 triệu người trên thế giới bị tâm thần phân liệt. Bệnh đặc trưng bởi tư duy và hành vi méo mó và người bệnh thường phải sống với "giọng nói" tưởng tượng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm hoang tưởng hoặc ảo giác - giữ niềm tin hoặc nghi ngờ sai lầm, ngay cả khi có bằng chứng ngược lại.
Những người bị tâm thần phân liệt thường được mô tả là có tính cách phân chia, nhưng thường thì không phải như vậy. Bệnh thường được điều trị bằng kết hợp hỗ trợ sức khoẻ tâm thần, bao gồm tư vấn và thuốc chống loạn thần.
Tất cả những người tham gia đã bị ảo thanh từ 1 đến 20 năm và đã dùng thuốc chống loạn thần để điều trị bệnh. Các chuyên gia cho biết tuy kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều triển vọng, cần phân tích thêm để xem liệu pháp avatar có thể là một cách hữu ích để điều trị cho những người mắc bệnh tâm thần phân liệt hay không.
Thử nghiệm bao gồm một bệnh nhân làm việc với một chuyên gia trị liệu để tạo ra một avatar - một nhân vật hoặc tính cách kỹ thuật số - đại diện cho tiếng nói đang ám ảnh người bệnh Bệnh nhân sẽ quyết định giọng nói, nhân vật và thậm chí cả hình ảnh của avatar.
Bệnh nhân và chuyên gia trị liệu sau đó sẽ có 6 buổi điều trị, mỗi buổi kéo dài 50 phút, trong đó bệnh nhân và avatar sẽ đối đầu với nhau. Chuyên gia trị liệu sẽ dạy cho bệnh nhân từ một phòng khác qua loa máy tính, đồng thời cũng nói qua hình đại diện.
"Mày là đò rác rưởi. Mày là đồ rác rưởi. Mày là đồ cặn bã” là một số cụm từ được avatar sử dụng bởi để làm suy yếu bệnh nhân. Nhưng bệnh nhân sẽ được khuyến khích để đáp trả lại một cách mạnh mẽ, bảo avatar “cút đi” hoặc ngừng nói chuyện với họ.
Chuyên gia trị liệu sẽ khuyến khích bệnh nhân quyết đoán hơn, và dần dần avatar sẽ bắt đầu thừa nhận bệnh nhân và ca ngợi những phẩm chất tốt của họ.
Tác giả chính, Tom Craig, giảng viên tại King's College London, nói: "Toàn bộ trải nghiệm thay đổi từ một thứ rất đáng sợ thành một thứ dễ kiểm soát hơn nhiều".
Tuy nhiên, sau 24 tuần, thử nghiệm cho thấy bệnh nhân ở cả hai nhóm - những người được điều trị bằng liệu pháp avatar và những người được tư vấn - đã đạt được mức độ cải thiện như nhau, cho thấy liệu pháp điều trị có thể cần những buổi nhắc lại để có hiệu quả về lâu dài.
Các chuyên gia khác hoan nghênh kết quả nhưng lưu ý rằng cần phải nghiên cứu thêm. Stephen Lawrie, chủ nhiệm bộ môn tâm thần học tại Đại học Edinburgh, cho biết: "Cần phải nghiên cứu sâu hơn để lặp lại nhữngkết quả này, xác định vai trò của cách điều trị này do với những cách điều trị khác như CBT [liệu pháp hành vi nhận thức] và làm rõ những bệnh nhân nào có thể được lợi nhất".
Brian Dow, thuộc tổ chức Rethink Mental Illness của Anh thì nhận xét rằng kết quả của thử nghiệm là "đầy hứa hẹn".