Facebook Twitter youtube Tiktok

Ca trù Hà Nội: Phát triển về số lượng nhưng thiếu bền vững

Văn hóa
Thực tế cho thấy, di sản ca trù ở Hà Nội tuy đã được hồi sinh, phát triển, song còn thiếu tính bền vững.
aa

Hà Nội được coi là một trong cái nôi của nghệ thuật ca trù, với 14 Câu lạc bộ đang hoạt động tại cơ sở. So với 7 năm về trước, khi ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp thì số lượng các câu lạc bộ ca trù của Thủ đô phát triển hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hoạt động tự phát, manh mún của các câu lạc bộ hiện nay đang đặt ra cho công tác bảo tồn, phục hưng loại hình nghệ thuật này của thành phố Hà Nội những khó khăn và thách thức.

ca tru ha noi phat trien ve so luong nhung thieu ben vung
Một tiết mục biểu diễn ca trù của CLB Ca trù Hà Nội.

Là địa phương có nhiều Câu lạc bộ ca trù nổi tiếng như: Câu lạc bộ Ca trù Thái Hà, Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội, Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long..., thành phố Hà Nội được đánh giá là nơi sản sinh ra nhiều nghệ nhân, ca nương, kép đào hát hay, đàn giỏi. So với 9 Câu lạc bộ ở thời điểm năm 2009 thì hiện nay nghệ thuật ca trù của Thủ đô đã có sự hồi sinh, phát triển, với 14 Câu lạc bộ, nhóm ca trù đang hoạt động, 50 người có khả năng truyền dạy và 220 người đang thực hành tại cơ sở.

Tuy có sự phát triển nhanh về số lượng các Câu lạc bộ nhưng so yêu cầu thực tiễn hiện nay thì công tác bảo tồn, phục hưng ca trù của Hà Nội còn thiếu tính bền vững. Hiện nay, các Câu lạc bộ duy trì hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí tự nguyện đóng góp và tâm huyết của các nghệ nhân, những người yêu nghệ thuật ca trù.

Đánh giá về hoạt động các Câu lạc bộ ca trù của thành phố hiện nay, bà Đỗ Thị Hảo, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội cho biết: "

Nhiều câu lạc bộ ca trù mọc lên và hoạt động rất là có hiệu quả. Thế nhưng có điều đáng lưu ý là các câu lạc bộ mọc lên phần lớn là do các nghệ nhân tâm huyết với nghề thành lập Câu lạc bộ mang tính chất tự phát nên không có định hướng và về mặt chuyên môn, nghệ thuật thì còn bị buông lỏng".

Không chỉ khó khăn trong duy trì hoạt động, đa số các Câu lạc bộ ca trù ở Thủ đô còn thiếu nơi sinh hoạt, thực hành ca trù và không gian biểu diễn thường xuyên để đưa ca trù tới gần hơn với công chúng. Bạn Vũ Thị Thùy Linh, Câu lạc bộ Ca trù Phú Thị cho biết: Câu lạc bộ được thành lập xuất phát từ tình yêu ca trù của 3 thành viên là học trò của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và cố nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc. Hiện nay, Câu lạc bộ không có nơi luyện tập, thực hành ca trù mà phải nhờ địa điểm tại nhà riêng của một thành viên.

Bọn em hàng tuần luyện tập một buổi tại nhà riêng và thỉnh thoảng cụ Chúc còn sống, chúng em hay về dưới cụ vừa để đàn hát vừa để học hỏi những gì cụ chỉ bảo. Bây giờ còn cụ Nguyễn Phú Đẹ, ở Hải Dương còn sống nhưng sức khỏe cụ đã yếu,chúng em cũng chỉ thỉnh thoảng về thăm cụ được thôi chứ không còn sức giúp mình nữa nên chúng tôi tự luyện tập là chủ yếu", Vũ Thị Thùy Linh chia sẻ.

Để hồi sinh, bảo tồn ca trù, thời gian qua, ngành văn hóa và các câu lạc bộ của thủ đô đã chú trọng đến việc trao truyền, đào tạo thế hệ trẻ. Nhưng làm thế nào để động viên được lớp trẻ gắn bó với ca trù lâu dài thì lại đang là bài toán nan giải. Đơn cử như tại Câu lạc bộ ca trù Lỗ Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội từ năm 2014 đến nay, Câu lạc bộ cũng mới chỉ đào tạo được 15 em. Bà Phùng Thị Hồng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ ca trù của Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam nêu thực tế: Nhiều bạn trẻ yêu ca trù nhưng hầu hết đang ở tuổi học sinh nên còn phải ưu tiên cho việc học văn hóa tại nhà trường. Các em chỉ có thể học hát vào thời gian rảnh rỗi hoặc cuối buổi học. Vì vậy, người dạy ca trù cũng phải hài hòa giữa việc dạy hát với học văn hóa của các em trên lớp.

Bà Phùng Thị Hồng nói: "Việc đem ca trù đến với thế hệ trẻ hiện nay rất khó vì các dòng nhạc hiện đại đang rất thịnh hành và sôi nổi. Người truyền dạy phải tìm đến các cháu, có những cháu có năng khiếu thì lại mắc việc học hành, có những cháu thì nhà ở xa hoặc chỉ học được những giờ từ 5 đến 7 giờ chiều còn từ 7 giờ trở đi các cháu còn lo việc gia đình rồi học hành thêm. Đó là khó khăn và làm sao bố mẹ các cháu cũng thông cảm".

Mặc dù một số Câu lạc bộ ca trù đã tổ chức dạy miễn phí cho các bạn trẻ nhưng khó nhất hiện nay là giữ được người trẻ gắn bó với ca trù, nhất là tìm được các bạn trẻ tài năng, thật sự tâm huyết với nghệ thuật ca trù để truyền dạy. Nghệ nhân ưu tú Vân Mai, Chủ nhiệm CLB UNESCO Hà Nội cho biết: Có một thực tế là, phải mất rất nhiều thời gian, công sức mới đào tạo được một người biết hát ca trù nhưng sau khi học xong, đa phần các em chuyển sang làm nghề khác do không thể sống được bằng nghề. Nếu để việc truyền dạy ca trù diễn ra tự phát như hiện nay, e rằng di sản khó có thể bảo tồn bền vững.

Nghệ nhân ưu tú Vân Mai cho biết: "Môn nghệ thuật ca trù đang còn khó khăn về các ca nương, về khâu đào tạo. Nếu thu tiền để cho các bé, các bạn đến học thì hơi khó, chính vì thế mà dạy miễn phí còn khó và rất khó trong việc tìm kiếm tài năng. Các ca nương, các bạn trẻ đến có khi chỉ học được vài tuần thì lại lý do con bận cái này, con bận cái kia thế nên không được liên tục, buồn thì rất buồn nhưng không nản".

Từ trước đến nay, việc truyền dạy, thực hành ca trù của Hà Nội nói riêng và các địa phương có di sản ca trù nói chung chưa được đều đặn, định kỳ, một thời gian dài bị bỏ bẵng, lãng quên. Vì thế, khi nhận thức được tầm quan trọng của việc truyền dạy các lời cổ, bài hát cổ ca trù thì những nghệ nhân có kinh nghiệm, nổi tiếng của ca trù Hà Nội đã mất hoặc lớn tuổi, già yếu, đây là một thiệt thòi lớn trong việc truyền dạy nghệ thuật đỉnh cao của ca trù cho lớp trẻ.

Nghệ nhân Ngô Văn Đảm, 90 tuổi, người đã có 80 năm gắn bó với môn nghệ thuật ca trù nêu thực tế: "Số Câu lạc bộ thì đông nhưng người truyền dạy và lượng người đến học thì cũng không phải là nhiều. Học thì thường là giáo viên phải đi vận động trước chứ trẻ con đến tự nguyện không phải là nhiều, thế còn giáo viên bây giờ đi dạy ca trù cũng còn ít, bởi vì những cô giáo ấy cũng không phải sống bằng nghề ca trù mà sống bằng nghề khác, yêu nghề mà người ta dạy thêm thôi, bây giờ đi hát mà để kiếm tiền thì khó lắm".

Thực tế cho thấy, di sản ca trù ở Hà Nội tuy đã được hồi sinh, phát triển, song còn thiếu tính bền vững. Để bảo tồn và phục hưng môn nghệ thuât bác học kén người học, kén người nghe này, đòi hỏi các ngành chức năng của thành phố Hà Nội cần xây dựng những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài, tiên phong, để góp phần tạo bước chuyển mạnh mẽ trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của ca trù, xứng đáng là cái nôi của nghệ thuật ca trù cả nước./.

Theo Hồng Bắc/VOV-Trung tâm Tin

Tin mới hơn

Hà Nội: Cần có đề án chiến lược để bảo tồn, phục hưng ca trù

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội đua thuyền các huyện đảo trong cả nước

Ngày 22/3, lần đầu tiên Lễ hội đua thuyền giữa các huyện đảo trong cả nước diễn ra tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Hà Nội: Cần có đề án chiến lược để bảo tồn, phục hưng ca trù

Hơn 5.000 người diễu hành áo dài tại Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 8/3

Các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TW, Thành phố Hồ Chí Minh cùng hơn 5.000 phụ nữ và người yêu áo dài của thành phố cùng đồng diễn tiết mục "Tôi yêu áo dài Việt Nam" trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Hà Nội: Cần có đề án chiến lược để bảo tồn, phục hưng ca trù

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Vườn thi họa là một trong những hoạt động bên lề do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức nhân dịp Lễ hội thơ Nguyên tiêu 2024 vừa qua với mong muốn lan tỏa tình yêu văn học và hội họa tới thế hệ trẻ. Ở trong vườn, các em thanh thiếu nhi ở nhiều lứa tuổi sẽ họa lại các câu thơ chọn lọc về chủ đề "Tiếng ca người Việt Bắc" của các tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn học nghệ thuật ở 6 tỉnh vùng Việt Bắc.
Hà Nội: Cần có đề án chiến lược để bảo tồn, phục hưng ca trù

Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ban hành nhiều quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hà Nội: Cần có đề án chiến lược để bảo tồn, phục hưng ca trù

Khai hội chùa Hương

Sáng 15/2/2024 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn 2024 chính thức khai mạc với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện" nhằm khẳng định giá trị văn hóa lễ hội chùa Hương và phát huy giá trị quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Hương Sơn - chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội).

Tin bài khác

Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang, đến nay, dự án đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã cơ bản hoàn thành. Lễ khánh thành dự án được tổ chức vào ngày 24/12/2023 theo đúng tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh được duyệt.
Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ ngày 11/12/2023, khách sử dụng hộ chiếu và sổ thông hành du lịch biên giới chính thức được phép thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (khu vực Bắc Luân II).
Lần đầu tiên triển lãm nghệ thuật đa giác quan Van Gogh tại Việt Nam

Lần đầu tiên triển lãm nghệ thuật đa giác quan Van Gogh tại Việt Nam

Lần đầu có mặt tại Việt Nam, triển lãm nghệ thuật Van Gogh Art Lighting Experience đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ công chúng yêu hội họa trên cả nước.
Ra mắt 15 sản phẩm du lịch đêm Hà Nội: Gia tăng trải nghiệm cho du khách

Ra mắt 15 sản phẩm du lịch đêm Hà Nội: Gia tăng trải nghiệm cho du khách

Lễ ra mắt sản phẩm du lịch đêm Hà Nội nhằm tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa của Hà Nội, mang đến cho du khách, người dân Thủ đô những trải nghiệm độc đáo, mới mẻ.
Tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định 3462 về việc Phê duyệt Đề án tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Đây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội tiêu biểu, có quy mô quốc gia và tầm quốc tế, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc