Facebook Twitter youtube Tiktok

Bạo lực học đường: Đừng chịu đựng một mình

Giáo dục
Dựa trên một câu chuyện có thật tại Pháp, hơn 200 trang sách “Marion, mãi mãi tuổi 13” đã tái hiện lại một câu chuyện đầy hoang mang và phẫn uất về cái chết của một học sinh 13 tuổi do bị bạo lực học đường. Nhân dịp cuốn sách được dịch và phát hành ở Việt Nam, buổi tọa đàm “Bạo lực học đường - làm sao để phòng tránh” vừa được tổ chức tại Hà Nội.
aa

Buổi tọa đàm diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp trong chiều 2/2, với sự tham gia của các chuyên gia đến từ một số trường phổ thông và hàng trăm học sinh Trường THPT Nam Định. Tọa đàm nhằm đưa ra nhiều góc nhìn về bạo lực học đường, tạo cơ hội cho mọi người cùng chia sẻ những câu chuyện cùng cách phòng tránh vấn nạn này, để giúp các em tránh những nỗi đau âm ỉ dẫn đến kết cục đau lòng.

bao luc hoc duong dung chiu dung mot minh
Các chuyên gia tại tọa đàm

Bạo lực ngày càng tàn bạo

Đứng trước thực trạng đáng báo động của vấn nạn bạo lực học đường, một nhóm giáo viên gồm: cô Bùi Thị Ngọc Thủy, cô Phạm Phương Anh, thầy Lê Huy Tưởng và các học sinh khối 10 trường THPT Trần Hưng Đạo đã sáng lập Dự án “Break the Silence - Nâng cao giải pháp chống quấy rối học đường”.

Dự án bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2017, hoạt động tại các trường THCS và THPT trên toàn thành phố Nam Định. Đến nay, dự án đã nhận được nhiều phản hồi tích cực và sự hợp tác từ nhiều em học sinh khối 10,11,12 và các thầy cô giáo tại các trường.

Cách nhìn nhận con bị bạo hành qua các dấu hiệu: Con căng thẳng, mệt mỏi, không ăn uống và chỉ muốn ngồi một mình trong bóng tối. Thông thường nhất là các con không muốn nói gì, khuôn mặt buồn rười rượi, điều này cho thấy con đã có vấn đề về tâm lý.

Một học sinh lớp 10, Trường THPT Trần Hưng Đạo (Nam Định) chia sẻ, lần đầu tiên mình gặp trường hợp bị bạo lực là nữ lớp trưởng của mình và một nữ “cai khối”. Sở dĩ “nữ cai” này bắt nạt lớp trưởng, dọa nạt trong giờ ra chơi và đánh đập... vì cho rằng lớp trưởng đã mách với cô giáo về những sai sót của mình trên lớp.

“Bạn lớp trưởng đã phải nghỉ học nhiều lần nhưng vẫn bị “nữ cai” đánh đập khiến bạn phải chuyển trường”, học sinh này chia sẻ.

Cũng là thành viên Dự án Break the Silence, em Mai Anh cho biết, các em đã giúp lan tỏa và nâng cao các giải pháp phòng chống bạo lực học đường cho nhiều học sinh.

Cô Bùi Thị Ngọc Thủy - giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo (TP Nam Định) nhận xét, trước đây tình trạng bạo lực chỉ đơn giản như trêu chọc, tẩy chay, hy hữu lắm mới xảy ra đánh nhau chứ không tàn bạo như hiện nay. Hiện nay, việc bạo lực xảy ra tinh vi và phức tạp hơn. Việc đánh nhau trong trường học có tổ chức, có mục đích, quay clip để đe dọa người khác... mà nguyên nhân một phần do tác động của mạng xã hội và truyền thông.

bao luc hoc duong dung chiu dung mot minh
Thạc sĩ Vũ Thu Hà (Phòng tâm lý học đường - trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hà Nội).

Thạc sĩ Vũ Thu Hà (Phòng tâm lý học đường - trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hà Nội) cũng nhận định, do có sự ủng hộ của mạng xã hội và truyền thông nên bạo lực học đường ngày càng tinh vi hơn.

“Trước đây, bạo hành phần lớn là mâu thuẫn cá nhân. Hiện nay, chủ yếu mâu thuẫn giữa các nhóm do học sinh giao kết giao bạn bè nhiều hơn. Trong đó, có mâu thuẫn giải quyết được và có cái không. Trước đây, bạn học giỏi được tôn trọng nhưng giờ các em chỉ sợ những người ghê gớm. Việc bạo hành thể xác nhanh hồi phục nhưng nếu bị khủng bố tinh thần, ngày nào cũng gửi tin nhắn hoặc chửi bới thường xuyên, sẽ rất bất hạnh cho cá nhân bị bắt nạt”, cô Hà chia sẻ.

Đừng bao giờ im lặng

Bạo lực học đường không dừng lại ở cảnh báo mà còn đang trực tiếp đe dọa đến sự an toàn của thế hệ trẻ ngay tại những môi trường vô cùng quen thuộc.

Khi bạo lực học đường xảy ra, cả người bạo lực và đối tượng bị bạo lực đều như “dính” bản án chung thân cả một cuộc đời. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa nhận thức được sự nghiêm trọng của bạo lực học đường và cách thức bảo vệ con trước vấn nạn này.

Theo cô Thủy, nguyên nhân của bạo lực học đường một phần bắt nguồn từ gia đình. Một số em ra đường đã dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề vì cho rằng, ở nhà bố thường làm như thế với mẹ.

Một phần nữa theo cô Thủy, nguyên nhân rất lớn xuất phát từ nhà trường. Mảng giáo dục kĩ năng sống ở nhiều trường đang bị bỏ ngỏ. Hiện các trường chưa có chuyên viên tâm lý nào có trình độ để hỗ trợ về vấn đề bạo lực học đường.

bao luc hoc duong dung chiu dung mot minh
Cô Bùi Thị Ngọc Thủy – giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Nam Định.

Còn theo cô Hà, do sự phát triển của văn hóa có sự thay đổi. Ngày xưa phụ nữ không được đi đâu, “yếu thế”. Hiện nay, các bé gái và trai được đầu tư và đào tạo như nhau. Sự thay đổi đó đã ảnh hưởng đến việc trẻ em gái có bạo lực hơn xưa. Điều đáng lo ngại, khi bị bạo lực, các em thường im lặng chịu đựng một mình.

“Khi bị bạo hành, học sinh thường im lặng chịu đựng là do các em nghĩ thưa với cô giáo thì con sẽ bị đánh đau hơn. Các con nghĩ mình chưa đủ mạnh để thoát được nên giữ lại và âm thầm chịu đựng”, cô Hà nói.

Về vấn đề này, cô Thủy chia sẻ, nguyên nhân của việc im lặng này là sợ bố mẹ giải quyết theo kiểu người lớn nên mình sẽ chịu hậu quả nặng nề hơn. Một số khác sợ bố mẹ thất vọng về mình nên quyết định chọn im lặng dẫn đến nỗi đau âm ỉ không thoát ra được.

Để phòng tránh, theo các chuyên gia, các em tuyệt đối không được giữ im lặng mà hãy tâm sự, ít nhất là với 3 người. Đến khi nào một trong số những người ấy tin các em, sự việc chắc chắn sẽ có cách giải quyết.

bao luc hoc duong dung chiu dung mot minh
Em Mai Anh, thành viên Dự án “Break the Silence – Nâng cao giải pháp chống quấy rối học đường”.

Cô Bùi Ngọc Thủy cho biết, nếu lên án hành vi tiêu cực sẽ dẫn đến một tiêu cực khác. Do đó làm sao trang bị được nội lực cho học sinh. Chúng ta trang bị cho các em và các em phải tự trang bị cho mình.

Trao đổi tại tọa đàm cô Hà cho rằng, để bạo lực leo thang và rất khó để giúp cả hai bình tĩnh ngay. Nên đầu tiên phải trao đổi về các kĩ năng kiểm soát bản thân, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng chịu trách nhiệm. Nhưng nếu bạo lực ngày càng cao thì bắt buộc phải nói KHÔNG và can thiệp ngay để tránh chuyện xấu xảy ra.

“Trước hết hãy nói với bố mẹ, bạn bè, cô giáo hoặc Ban giám hiệu. Ít nhất trong số đó sẽ có một ngươi tin mình và cho các em sức mạnh để vượt qua tình trạng bạo hành. Nếu không, các em hãy gọi đến Cục bảo vệ trẻ em, sẽ có người lắng nghe và tư vấn ngay để thực hiện các bước. Đừng bao giờ dừng lại ở chỗ chịu đựng một mình bởi xung quanh có rất nhiều người sẵn sàng hỗ trợ các em”, cô Hà nói.

Theo Dân trí

Tin mới hơn

Đánh HS lớp 5, Chủ tịch hội đồng xã nói do "rút ví trúng mặt"

TP Hồ Chí Minh là thành viên "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu"

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ vinh danh Thành phố Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”.
Đánh HS lớp 5, Chủ tịch hội đồng xã nói do "rút ví trúng mặt"

[Infographic] Lịch thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 1277 về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Theo đó, Kỳ thi được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Đánh HS lớp 5, Chủ tịch hội đồng xã nói do "rút ví trúng mặt"

Tuyển sinh đại học 2024: Xuất hiện những ngành mới trong trường top đầu

Các trường: Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông vừa thông tin mở ngành mới.
Đánh HS lớp 5, Chủ tịch hội đồng xã nói do "rút ví trúng mặt"

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố sửa đổi quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông với nhiều điểm mới như bổ sung vật dụng cấm mang vào phòng thi, bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi...
Đánh HS lớp 5, Chủ tịch hội đồng xã nói do "rút ví trúng mặt"

Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề theo sở thích, sở trường và nhu cầu việc làm trong tương lai, một trong những vấn đề được các thí sinh, phụ huynh quan tâm là học phí.

Tin bài khác

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Năm 2024, Học viện Kỹ thuật quân sự sẽ thêm một phương thức tuyển sinh bằng cách lấy kết quả thi đánh giá năng lực của hai đạ học Quốc gia.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký các quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Quy định mới về học phí

Quy định mới về học phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Cả 6 học sinh Hà Nội giành huy chương Olympic khoa học trẻ quốc tế

Cả 6 học sinh Hà Nội giành huy chương Olympic khoa học trẻ quốc tế

6 học sinh Hà Nội tham dự Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2023 tại Thái Lan đều giành Huy chương, trong đó có 1 Huy chương Bạc và 5 Huy chương Đồng.
Chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với hai môn bắt buộc

Chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với hai môn bắt buộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo đó, thí sinh phải thi hai môn bắt buộc là Ngữ văn và Toán.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Khẩn trương truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở thị xã Cửa Lò

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Bình Thuận: Điều tra vụ một người nước ngoài tử vong trong tư thế hai chân bị trói

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Học sinh tại hơn 30 tỉnh, thành nghỉ Tết từ hôm nay

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Hơn 650 chuyến bay bị chậm giờ ở Tân Sơn Nhất

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Xem trên
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...
[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

[Photo] Ấn tượng Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên 2024

Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc Mùa du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”. Trong chương trình đã diễn ...
[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

[Infographic] Đa dạng hoạt động trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” sẽ diễn ra vào sáng ngày 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc. ...
[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

[Photo] Đảo Trường Sa Lớn - Thị trấn giữa biển khơi

Những ngày đầu tháng 4/2024, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên có dịp đến thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa trong đó có Đảo Trường Sa lớn. Nằm cách cảng ...
[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

[Photo] Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về sự kiện 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày ...
[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

[Infographic] Những điều cần biết về cải cách tiền lương trong năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, ...
[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

[Infographic] Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, kể từ ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc