4 cách "trị" hôi miệng do uống cà phê
1. Không căng thẳng
Các nhà khoa học Brazil đã nghiên cứu 2 nhóm người: một nhóm ở trạng thái căng thẳng và 1 nhóm ở trạng thái thoải mái. Kết quả là, trong hơi thở của nhóm căng thẳng có nhiều nhóm hợp chất lưu huỳnh gây hôi hơn nhóm còn lại.
Khi cả 2 nhóm không uống cà phê, thì lượng bài tiết nước bọt cũng ở mức độ như trên. Điều đó khiến cho các nhà khoa học tin rằng, căng thẳng gây ra hôi miệng.
2. Đừng uống cà phê với đường
Khi uống cà phê không đường, bạn sẽ loại bỏ được rất nhiều vấn đề với sức khỏe, bao gồm cả sâu răng và các bệnh khác ở nướu răng một trong những nguyên nhân chính gây ra hôi miệng.
Nếu bạn quá hảo ngọt, hãy uống nhiều trà xanh. Các nghiên cứu của các nhà khoa học được công bố trên tạp chí Journal of Oral Biology khẳng định, trà xanh có khả năng làm tiết lượng nước bọt nhiều hơn, giúp phá hủy các hợp chất gây hôi miệng do đường tạo ra.
3. Không cà phê sữa
Các nhà khoa học Israel đã tiến hành trộn nước bọt của con người với cà phê và nhận thấy, cà phê không gây ra hôi miệng, mà ngược lại, ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Tuy nhiên cà phê có khả năng gây mất nước, dẫn đến không đủ nước bọt trong miệng. Khi sữa hoặc kem sữa đưa vào khoang miệng bị khô, thì khoang miệng sẽ trở thành môi trường thuận lợi lên men của các chất gây hôi miệng. Vì vậy, không cho sữa vào cà phê, bạn sẽ hạn chế được hôi miệng.
4. Ăn sữa chua vào bữa sáng
Các nhà khoa học Nhật Bản đã cho một nhóm ăn thử sữa chua trong 6 tuần và kiểm tra khoang miệng ở cấp vi mô. Hóa ra là, số lượng vi khuẩn vẫn như nhau, tuy nhiên chất sulfua hydro – là thành phần chính gây hội miệng, lại giảm đi 2 lần. Dường như, vi khuẩn có ích trong sữa chua đã thay thể những vi khuẩn gây hội miệng. Nếu bạn không phải là “fan hâm mộ” của sữa chua – hãy ăn các thực phẩm bổ sung probiotic, để mang lại hiệu quả.
Và bây giờ, bạn hãy uống cà phê bao nhiêu bạn muốn, và không sợ bị hôi miệng nữa.